Chuyện bắt đầu khi hai vợ chồng người bán rau mà tôi là khách hàng quen khi biết tôi là giáo viên hỏi "Chị ơi làm thế nào chứ con bé nhà em đánh mãi mà vẫn cứ viết chữ vừa xấu vừa bẩn". Tôi không biết trả lời sao ngoài việc hỏi lại "Thế sau này em có muốn con làm nghề viết chữ để kiếm sống không?". Đôi vợ chồng đó hiếm muộn, mãi mới sinh được một đứa con gái, chiều con hết mực, thế mà khi con viết không đẹp thì đánh con. Chuy𒀰ện gì đang xảy ra với những đứa trẻ và những ông bố bà mẹ?
Hiện nay, các em bé đi học thêm từ mẫu giáo, học cả ngày, tối về bố mẹ lại tất tả đèo đi học thêm các môn. Chưꦑa vào lớp một đã phải đọc thô♛ng, viết thạo, rồi còn phải luyện chữ đẹp, nếu không đẹp thì bị đánh, mắng, bị chụp mũ.
Đồng ý rằng nét chữ thể hiện một phầnܫ tính cách của trẻ chứ không phải là toàn bộ một đứa trẻ. Có lẽ vì trước kia môn kỹ năng sống chưa được biết đến và đưa vào chương trình dạy học nên chữ viết là yếu tố duy nhất.
Đồng ý rằng viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật, nhưng làm sao có thể tạo ra ng🔯hệ thuật khi bị ép buộc. Nghệ thuật cà🍷ng không phải những gì được sản xuất hàng loạt và theo một chuẩn mực duy nhất.
Đồng ý rằng ngôn ngữ là điều kỳ diệu của nhân loại, chỉ có con người mới có và việc học và yêu ngôn ngữ của mình từ bé là rất quan trọng. Nhưng bạn hãy thử hỏi các em bé mầm non và lớp một xem các em có thích tập viết không? Với trẻ nꦜhỏ tuổi, ngôn ngữ chủ yếu là công cụ giao tiếp, trong khi giao tiếp 70% là ngôn ngữ không lời. Giao tiếp tốt hay không nằm ở💧 70% đó, và giúp các em học được khả năng giao tiếp thành công mới là điều quan trọng. Chẳng thế sau này đi làm, bạn đã thấy công ty nào cho bạn đi học rèn chữ hay bạn phải đi học các khóa học nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm?
Đồng ý rằng việc viết chữ giúp trẻ rèn luyện não bộ, nhưng nó phải là hoạt động có chừng mực và các bài học, bài tập về nhà phải được thiết kế theo trình độ của trẻ và học viết cần phải trở nên thú vị để được trẻ yêu thích. Nꦗếu cứ tập viết hết trang này đến trang khác đau cả tay, vừ🧸a viết vừa khóc mà con không dám dừng, mẹ không dám cho con dừng vì phải làm cho xong bài tập về nhà cô giao, như thế không phải là học.
Mục đích của giáo dục là giúp trẻ thích nghi với cuộc sống và môi trường. Công nghệ đã giúp một em bé chưa biết đọc biết viết tiếp cận với kiến thức mình cần. Đưa cho em bé 3 tuổi một cái ipad em bé cũng biết cách chơi trò chơi, cách nghe các bài hát, học tiếng Anh, xem phim hoạt hình trong youtube. V🔥à chỉ trong một thời gian ngắn nữa những điều không tưởng như bạn nói - máy tính thực hiện lệnh, sẽ xảy ra, trẻ đâu 🌺có cần phải đánh máy chứ đừng nói đến việc phải viết chữ đẹp.
Những em bé đang học lớp một bây giờ sẽ tham gia thị trường lao động trong 15 năm sa💦u. Tương lai 15 năm sau các em sẽ phải cạnh tranh với công dân trên toàn thế giới để có việc làm trên chính đất nước mình, các kỹ năng sống và làm việc toàn cầu mới là những điều cần trang bị cho trẻ.
Nhìn từ góc độ vệ sinh, nếu bạn đã đọc Tôttochan - cô bé bên cửa sổ, bạn sẽ thấy từ những năm 1940 ở Nhật, thầy hiệu trưởng Kobayashi của trường tiểu học Tomoe, đã khuyến khích trẻ mặc quần áo cũ đi học vì thầy hiểu nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của các em. Không có lý do gì để bắt trẻ mặc một bộ quần áo đẹp để rồi sợ bẩn không dám cꦏhơi đùa với các bạn, không được là chính mình, là một đứa trẻ có tuổi thơ. Việc chấm vở sạch, chữ đẹp cũng vậy, nhà trường có sắp thời gian biểu cho giờ rửa tay sau giờ ra chơi hay có đủ chỗ trong nhà vệ sinh cho trẻ rửa ráy không? Nếu bản thân trẻ không sạch làm sao sách vở sạch.
Tệ nhất là việc trẻ bị đánh giá mỗi khi chấm điểm vở sạch chữ đẹp. Làm sao bạn khuyến khích trẻ khi ngày ngày bạn truyền đi một thông điệp "Chữ xấu thế này chắc mai✅ sau chẳng làm nên trò trống gì". Ngôn ngữ viết chỉ là công cụ để học và lưu giữ kiến thức của nhân loại, không phải là mục đích chính khi đi học, càng không phải là thước đo nhân cách.
Do đó, chúng ta cần thay đổi để theo kịp xu hướng phát triển trên thế giới. Trách nhiệm đó trước tiên thuộc về những người làm cha mẹ. Cho dù quyết định của bạn là thế nào hãy giúp con được là mình, đừng quên, tuổi thơ chỉ có một lần trong đời, đừng bắt các em có một tuổi thơ quá tải với những yêu cầu không thực tế. Hãy đặt lợi ích của con mình lên hàng đầu chứ không phải chạy theo những điều tất cả mọi người khác đang làm. Lịch sử không bꦺao giờ được viết bởi những người chỉ làm theo những yêu cầu của người khác.
Nhà giáo Lê Mai Hương
Chuyên gia giáo dục Montessori