Quratulain Zaidi, chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Hong Kong, chỉ ra mọi hành động đều cóꦉ tác dụng ngay lập tức lên bộ não và tâm lý của trẻ, tạo ra các ph🃏ản ứng nhanh chóng.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo trẻ từ hai đến 5 tuổi chỉ nên sử dụng cácꦐ thiết bị như điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng một tiếng mỗi ngày. Đối với trẻ từ 6 tuổi trở lên, cha mẹ có thể xác định giới hạn thời gian phù hợp với từng em, đồng thời giám sát các thiết bị mà trẻ sử dụng.
Trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương vì màn hình máy tính, điện thoại. Học viện Nhi khoa Mỹ cho biết trẻ từ 18 tháng tuổi 🐭trở xuống không nên tiếp xúc 🌼với bất kỳ thiết bị kỹ thuật số nào.
"Ngay cả khi em bé không nhìn thẳng vào màn hình, ví dụ người mẹ vừa cho con bú vừa xem TV, em vẫn có thể bị kích thích quá mức do anh sáng, âm thanh. Điều này🔥 gây khó chịu và khó ngủ", Zaidi nói.
Theo bà, nhược điểm lớn nhất của việc sử dụng thiết bị điện tử là sự mất kết nối giữa cha mẹ và con cái. Bà cho 𓃲biết trẻ càng có nhiều tương tác trực diện với người lớn, đặc biệt là giao tiếp bằng mắt, càng tốt cho sự phát triển của nãoꦑ bộ.
"Khi cha mẹ chỉ tập tru🐬ng vào màn hình TV hoặc điện thoại, trẻ sơ sinh sẽ bị tước mất sự chú ý đó. Nếu liên tục có cảm giác bị bỏ rơi, trẻ có thể phát triển các vấn đề về hành vi trong tương lai", Zaidi giải thích.
Bà nhận định sự tách biệt về xã hội đang gia tăng nhanh chóng, khi nhiều gia đình dành phần lớn thời gian tương tác với n🌳hau thông qua thiết bị điện tử. Bà nhấn mạnh trẻ em cần học quy tắc của các mối quan hệ thông qua giao tiếp trực diện.
Zaidi cho biết thùy trán của não là khu vực chịu trách nhiệm giải mã và tìm hiểu cácꦍ tương tác xã hội. Nó giúp con người có sự đồng cảm, tiếp cận các tín hiệu phi ng﷽ôn ngữ khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp, đọc hàng trăm tín hiệu không lời như nét mặt, giọng nói, màu sắc và chiều sâu cho các mối quan hệ trong thế giới thực.
"Vì vậy, nếu con bạn dành toàn bộ thời gian dùng🦄 iPad thay vì trò chuyện, chơi với giáo viên và những đứa trẻ khác, khả năng 𒊎đồng cảm (vốn là bản năng) có thể bị hao hụt", Zaidi nói.
Nghiên cứu của Đại học California San Francisco (UCSF) cũn꧙g cho thấy trẻ sử dụng nhiều thiết bị điện tử có tỷ lệ rối loạn ám ảnh cưỡng chế cao hơn. Các nhà khoa học đã theo dõi hơn 9.200 trẻ, từ 9 đến 10 tuổi và phát hiện mỗi tiếng chơi điện tửܫ trong ngày có thể tăng 13% tỷ lệ OCD trong hai năm.
Jason Nagata, tác giả chính của nghiên cứu, trợ lý giáo sư nhi khoa tại UCSF, cho biết: "Trẻ dành quá nhiều thời gian chơi điện tử 𒀰sẽ dễ bị nghiện, không thể dừng lại dù đã cố gắng".
Thục Linh (Theo SCMP)