Nguyên nhân được cho là trẻ em nước này không cảm thấy hài lòng về cuộc sống, có tỷ lệ tự tử cao, vấn nạn bắt nạt học đường hay quan hệ với các thành viên trong gia đình không vui vẻ. Trong số 38 quốc gia tham gia khảo sát t🙈huộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu, chỉ có trẻ em New Zealand có sức khỏe tâm lý tệ hơn trẻ em Nhật.
Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đánh giá trên 3 tiêu﷽ chí: sức khỏe tâm lý, sức khỏe thể chất꧃ và các kĩ năng học tập và xã hội. Số liệu thu thập trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Ở Nhật Bản từ năm 2013 tới 2015, trun𒊎g bình cứ 100.000 thanh thiếu niên từ 15-19 tuổi thì có 7,5 ca tự tử. Đứng thứ hai về tỷ lệ🌼 tự tử, sau Nhật Bản là New Zealand.
Xét về các kĩ năng học tập và xã hội, Nhật Bản đứng thứ ♎27. Mặc dù trẻ em Nhật đứng thứ 5 về kĩ năng đọc và làm toán, các em lại đứng cuối bảng về sự tự tin khi kết bạn. Chỉ 69% số học sinh Nhật Bản ở tuổi 15 cho biết các em cảm thấy có thể dễ dàng kết bạn.
Chuyên gia về giáo dục Nhật Bản Naoki Ogi cho rằng trường học ở Nhật Bản là "địa ngục của tình trạng bắt nạt" đồng thời tình trạng cạnh tranh quá gay gắt để được học t🃏ại các trường danh tiếng cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của trẻ em nước này. "Điều đó khiến trẻ em Nhật không tránh khỏi tình trạng thiếu tự tin và ít có cảm giác hạnh phúc", ông nói.
Báo cáo của UNICEF nhận định rằng cuộc khủng hoảng do đại dịch sẽ làm gia tăng các thách thức đối với trẻ em.🐼 "Một cuộc khủng hoảng về sức khỏe sẽ dẫn tới khủng hoảng về mọi 🌄khía cạnh kinh tế và xã hội. Trẻ em sẽ không chịu ảnh hưởng trực tiếp về mặt sức khỏe do đại dịch. Tuy nhiên, như chúng ta rút ra kết luận từ các cuộc khủng hoảng trước, trẻ em sẽ là đối tượng chịu các tác động tiêu cực mang tính lâu dài".
Khánh Ngọc (Theo Kyodo News)