Mỗi buổi chiều, khoảng sân nhỏ phía sau chung cư Imperia An Phú (quận 2) lại náo nhiệt bởi lớp trượt patin của huấn luyện viên Nguyễn Phúc Thịnh. Không gian yên ắng bỗng chộn rộn hẳn lên khi có sự xuất hiện của thầy giáo trẻ và đám học trò nhí đủ mọi lứa tuổi, trong đó nhỏ nhất là cô bé mới được 28 tháng theo học đến nay đã được một tuần.
Có mặt ở sân tập từ rất sớm, vợ chồng anh Nguyễn Anh Quân cẩn thận xỏ đôi giày và đồ bảo hộ chuyên dụng cho 2 👍đứa 🔜con gái sinh đôi chuẩn bị vào lớp. Bé chị gầy gò yếu ớt hơn do bị hội chứng yếu thần kinh hệ vận động bẩm sinh nên ông bố phải giúp con chỉnh trang lại từng chút rồi đỡ công chúa nhỏ từ từ đứng dậy.
Anh Quân cho biết, con gái anh năm nay 𝄹7 tuổi, từ nhỏ đã bị yếu thần kinh hệ vận động, đi lại hết sức khó khăn. Năm 4 tuổi cháu mới dò dẫm từng bước nhưng rất yếu ớt và thường xuyên té ngã. Một lần tình cờ nghe ꦬnói về tác dụng của patin với sức khỏe của trẻ, đặc biệt có thể cải thiện khả năng cân bằng động, anh nảy ra ý tưởng: "Tại sao không cho con mình đi học môn này? Chỉ cần có thể đi bằng đôi giày patin thì khả năng vận động đôi chân của bé sẽ vững hơn nhiều".
Từ đó, anh tìm hiểu kỹ hơn về patin rồi xin cho con tham gia Câu lạc bộ Dạy trượt patiജn tại gia. Hàng ngày, huấn luyện viên đến tận nhà để dạy cho bé Phương 45 phút. Ban đầu bé rất khó khăn để làm quen với đôi giày trượt gắn bánh xe khá nặng, đến nay sau gần 2 tháng khổ luyện, bé đã đi vững được trên quãng đường xa và có thể cùng bạn bè ra sân tự tập.
Nhìn cô con gái ốm yếu xanh xao mà say mê tập luyện, anh Quân cười bảo: "Niềm vui lớn n🃏hất của gia đình khi thấy cháu ngày càng khỏe mạnh và tự tin. Có hôm cháu tự xỏ giày và đồ bảo hộ xuống sân trượt rồi về khoe là 'hôm nay con trượt được một ít rồi bố ạ'".
Bé Hồng Ngọc mới 28 tháng tuổi, là học viên nhỏ nhất trong lớp. "Vận động viên nhí" hồn nhiên với đôi mắt len láy, gương mặt bầu bĩnh, nói chưa sõi nhưng tỏ ra rất mê patin. Bố của bé cho biết, trước đây nghe nói trượt patin tốt cho sức khỏe nhưng anh không dám cho con học vì sợ chấn thương. Đến khi tìm hiểu kỹ và trò chuyện với huấn luyện viên, anh thấy yên tâm hơn.
"Mấy ngày đầu tiên đi học, cháu sợ lắm. Đến nay bé có vẻ rất thích vì đã đi được những bước cơ bản rồi". Ông bố kể, từ hôm học patin về, bé Ngọc ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn. "Mục đích của tôi là làm sao để con có được sức khỏe", anh nói, ánh mắt không rời khỏi công chúa nhỏ đang nhễ nhại mồ hôi trên sân tập.
Làm việc ở quận 7, TP HCM, buổi chiều sau khi tan sở, vợ chồng chị Tố 🎃Uyên chở con đến quận 2 tập patin. Ngồi xa xa trông theo từng động tác trượt nhảy điệu nghệ của con, 2 phụ huynh nhìn nhau cười, chốc chốc lại chạy ra đưa nước cho bé uống.
Người mẹ kể bé Uyên Thi, con của chị rất thích patin. Thi từng tham gia một nhóm trượt tự phát. Hết lòng ủng hộ con vì xem đó như một cách giải trí sau những giờ học hành căng thẳng, song cha mẹ không khỏi lo lắng cho sự an toàn khi chẳng may con té bị chấn thương. "Từ ngày cho cháu học ở đây tôi yên tâm hơn bởi huấn luyện viên dạy cháu rất bài bản. Ngoài việc dặn dò trang bị giày và đồ bảo 🔯hộ, nón bảo hiểm, thầy còn dạy cả cách té và tiếp đất như thế nào cho an toàn", chị thổ lộ.
Người Việt Nam thuộc loại lười vận động nhất thế giới với chỉ hơn 15% người tập thể dục nhiều hơn 30 phúꦚt mỗi ngày. Đó là một trong những lý do khiến người Việt lùn nhất châu Á. Để cải thiện tình trạng thiếu vận động ở trẻ, huấn luyện viên Nguyễn Phúc Thịnh 🧸c☂ho rằng patin có thể là một trong những lựa chọn tốt. Mỗi ngày chỉ cần dành vài chục phút rảnh rỗi, thay vì ngồi xem tivi hay♐✃ chơi điện tử, bé có thể mang giày ra sân tự tập để vận động. Phúc Thịnh cho biết anh đã đào tạo gần 500 học viên đủ mọi lứa tuổi, trong đó có cả những cụ ông trên 70 tuổi chọn mônꩵ này để cải✤ thiện sức khỏe. Nhiều học viên bị khuyết tật vận động, béo phì, thần kinh yếu, tự kỷ đều học thành công.
Sau một thời gian trượt thành thạo, trẻ có thể dùng đôi giày patin ꦜnhư phương tiện giao thông để đến trường, đi lại trong khu xóm, thăm bạn bè... "Học patin, các em có cơ hội làm quen với nhiều bạ🍌n mới, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp, tinh thần đồng đội. Đây là💞 những kỹ năng xã hội rất tốt cho các bé trong cuộc sống", thầy Thịnh chia sẻ.
Một số phụ huynh bày tỏ lo ngại 🌞về vấn đề an toàn, huấn luyện viên khẳng định chỉ cần trang bị cho các bé giày và đồ bảo hộ đạt chất lượng thì sẽ không lo bị thương khi chơi patin. Mũ bảo hiểm cần thiết cho những bé dưới 5 tuổi, mới tập tro🌱ng 3 tuần đầu hoặc khi thực hiện những pha nguy hiểm.
Video: Trẻ con tập trượt patin
Thi Ngoan