Nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1, hai bệnh nhi được cấp tốc trợ thở ôxy, kết hợp điều trị bằng thuốc đặc trị, tuy nhiên tình hình vẫn hết sức nghiêm trọng. Nhiều loại thuốc được thay thế, bổ sung. Kết quả sau gần 3 ngày, tình trạng sức khỏe củ🍃a 2 cháu mới bắt đầu cải thiện.
Bệnh nhi bị suyễn đang được chăm sóc tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: nhidong.org |
Người nhà bệnꦡh nhân cho biết cháu Ngân bị thở khò khè nhiều đợt trong vòng một năm nay, điều trị có giảm bệnh nên gia đình không đưa cháu đến bệnh viện để khám và theo dõi bệnh suyễn của trẻ. Cháu Dũn🉐g cũng thở khó hai đợt trong 6 tháng qua vì suyễn nhưng cũng không được thăm khám. Người nhà cứ tưởng cháu bị viêm phế quản bình thường.
Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Đại học Y dược TP HCM cho biết, những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế, đô thị hóa kéo theo môi trường sống thay đổi đã ả🉐nh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh suyễn💧 ở trẻ.
Theo bà Lan, bệnh suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí. Đường dẫn khí bị viêm kinh niên sẽ trở nên nhạy cảm, tăng đáp ứng. Mỗi khi gặp các tá🌱c nhân kích thích sẽ gây ho, khò khè, khó thở và nặng ngực, đặc biệt là ban đêm hoặc sáng sớm.
"Chỉ đi khám qua loa, phụ huynh khó phát hiện bệnh vì triệu chứng của suyễn khá giống với viêm phế quản. Tuy nhiên nếu uống thuốc thấy kh꧑ông giảm thì phải mang trẻ đến bệnh viện để khám", bác sĩ Lan khuyên.
Còn theo bác sĩ Minh Tiến ở khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, suyễn là bệnh có thể chữa lành nếu phát hiện sớm. Song bệnh cũng dễ cướp đi tính mạng của trẻ nếu cứ để🉐 bé ở nhà, không đến bác sĩ thăm khám.
Cũng theo bác sĩ 𒆙Tiến,෴ khoa hô hấp của các bệnh viện nhi đều có khả năng phát hiện và hướng dẫn phác đồ điều trị bệnh.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ có thể mắc suyễn: - Khi hơi thở có tiếng rít hay âm thanh như huýt sáo, hoặc những đợt t♕hở rít tái🍌 đi tái lại. - Bị viêm phổi không dứt hoặc🦩 kéo dài h🍌ơn 10 ngày mới hết. - Bị ho, đặc biệt là ban đêm, gần sáng. Đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay sau khi chạy giỡn, vận động nhiều t𝔉rẻ thở khò khè. - Ho, thở rít hay khó⭕ thở, nặng ngực khi gặp những tác nhân kích thích như lông chó, mèo, các hóa chất dạng xịt, bụi khói, khói thuốc lá, xúc động mạnh, khóc, cười quá mức, thay đổi thời tiết, các loại thuốc... |
Thiên Chương