Tiến sĩ Nguyến Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, 🎐Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, tác nhân gây bệnh đường hô hấp ở trẻ chủ yếu là do virus. Tuy nhiên, số đơn kháng sinh được kê luôn luôn vượt quá tỷ lệ các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn.
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc kê đơn kháng sinh. Đầu tiên là do bản thân người nhà bệnh nhân yêu cầu được dùng kháng sinh. Nhiều người coi kháng sinh là thuốc trị “bách bệnh”: đau họng, sốt, sổ mũi... đều nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh. Bên cạnh đó, người thầy thuốc do thời gian thăm khám quá ít dẫn đến chẩn đoán không chắc chắn hoặc không có đủ thời gian để giải thích cho gia đình 🐭vì sao không cần dùng kháng sinh.
Theo tiến sĩ Dũng, trong điều kiện xét nghiệm thăm dò còn hạn chế thì việc đánh giá đúng các triệu chứng lâm sàng sẽ giúp ích nhiều cho việc tiên đoán khả năng nhiễm khuẩn của bệnh nhân. Các bằng chứng so sánh lâm sàng cho thấy, 60% số bệnh nhân viêm xoang kéo dài trên 10 ngày mới là do nhiễm vi khuẩn. Viêm tai giữa tiết 🌸dịch ở trẻ phần nhiều không d꧑o nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn hô hấp trên không xác định vị trí, viêm phế quản cấp ở những cơ thể trước đây khỏe mạnh thì chủ yếu là do virus.
Lấy ví dụ với bệnh viêm họng có thể do virus và do khuẩn liên cầu. Nếu do virus, trẻ thường có các biểu hiện viêm kết mạc, chảy mũi, ho, tiêu chảy, ban dạng virus. Nếu do k💟huẩn liên cầu thì người bệnh thường sốt trên 38,5 độ C, sưng đau hạch cổ, đau đầu, nốt xuất huyết ở vòm, đau bụng, khởi phát bệnh đột ngột (dưới 12 giờ), chất xuất tiết hở họng và amidan.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên nghĩ đến viêm họng do viêm cầu nếu trẻ có ít nhất các dấu hiệu sau: Họng đỏ, amidan sưng, có chất xuất tiết trắng và sưng đau hạch cổ. “Nếu chỉ có họng đỏ không thôi thì thường là viêm họng do virus. Các trẻ bị viêm họng do liên cầu♋ cần được điều trị đúng và đủ liều kháng sinh để phòng biến chứng thấp khớp cấp có thể ảnh hưởng đến tim, sau này sẽ rất khó chữa”, tiến sĩ Dũng cho biết.
Nhiễm khuẩn do virus thì không cần dùng thuốc kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi, điều trị hỗ trợ là cần thiết giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh. Việc dùng kháng sinh trong những trường hợp này không khiến bệnh nh♊anh khỏi hơn mà còn khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, thậm chí có thể dẫn đến tiêu chảy kéo dài, dị ứng...
Sử dụng không đú🌌ng, không phù hợp tạo điều kiện thuận l♎ợi cho vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện lan rộng và kéo dài. Kháng sinh được ví như của "của để dành" để dùng trong những trường hợp thực sự nguy cấp vì thế không nên lạm dụng nó. Khi có bệnh nên đi khám chứ không tự ý uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh. Khi uống cần tuân thủ 4 quy tắc: đúng chỉ định, liều lượng, thời gian và cách dùng.
Phương Trang