Trước đó, Ngân, con gái thứ hai của chị, phát hiện giảm thị lực giảm từ năm 11 tuổi. Thời gian đầu, người mẹ thấy con hay nheo hoặc căng mắtꦬ để nhìn, thường xuyên đau nhức mắt, nhưng chỉ nghĩ do con học nhiều. Sau khi được giáo viên phản ánh, chị mới đưa Ngân đi khám, phát hiện cận 5,5 độ. Cô gá𓃲i 21 tuổi mắc thêm chứng loạn thị do thói quen xem tivi ở khoảng cách gần, học tập trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Chị gái Ngân cũng chật vật khi phải đeo kính mỗi ngày. Thời gian đầu, cô kh🌳ông nhìn được chữ trên bảng cũng như đèn giao thông và biển quảng cáo. Vài tháng sau, nữ sinh mới được bố mẹ đưa đi khám, bác sĩ kết luận bị cận 5 độ.
Hoàng, người con thứ ba, cũng không thể nhìn xa, nhưng giấu bố mẹ dùng kính cũ của chị gái để đeo trong thời gian dài. Đến khi thấy con trai phải dí sát mắt vào vở, chị đưa đi khám, chấp nhận lắp thêm cho con đôi kính cận loạn. Hơn chục năm nhìn các con phải mang cặp kính dày cộm trên mặt, "đứa bị trêu là mang trên mặt hai mản♛h ve chai, đứa thì bị hỏi cả nhà học nhau đeo kính cho ngầu", khiến hai vợ chồng chạnh lòng, đổ lỗi cho nhau vì không theo sát con.
Tương tự, chị Huệ, 30 tuổi, ở Gia Lâm, thường xuyên vắng nhà, gửi con cho bà ngoại. Để dỗ cháu ăn, bà cho trẻ xem điện thoại, ipad và tivi nhiều lần trong ngày. Ba tháng nay, chị thấy con có nhiều dấu hiệu lạ như dụi, thường nheo mắt và quấy khóc. Mọi người khuyên đưa con đi khám mắt, nhưng chị nghĩ bé m🃏ới 4 tuổi không thể bị cận.
Gần đây, trẻ đau đầu, xem điện thoại phải dí sát mắt, đi học cũng chậm chạp hơn bạn bè. Đến khám tại Bệnh viện Đại học Y, chị tá hỏa khi biết con vừa cận vừa loạn thị, bắt buộc phải đeo kính để đảm bả൲o sinh hoạt. Đặc biệt, độ loạn thị của trẻ lên đến 6, nguy cơ bị nhược thị. Nhược thị là tình trạng mắt kém một hoặc hai bên do lác, tật khúc xạ hay bệnh lý ở mắt. Sau 7 tuổi, cơ hội chữa khỏi nhược thị rất thấp, người bệnh đối mặt nguy cơ mù lòa.
"Chỉ tại tôi chủ quan khiến💎 mắt con giảm thị lực nặng nề. Nếu biết sớm và khám kịp thời, tình trạng sẽ không tồi tệ như lúc này", chị Huệ nói.
Việt Nam hiện ghi nhận hơn ba triệu trẻ em mắc tật khúc xạ, trong đó 10-15% ở độ tuổi 5-6 sinh sống tại nông thôn và 20-40% ở thành thị. Sau đại dịch, tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. Theo khảo sát của VnExpress, hầu hết bệnh viện đều ghi nhận số trẻ mắc tật khú𒊎c xạ đi khám tăng 30-50%, trong đó chủ yế✱u là nhóm lứa tuổi học đường.
Bác sĩ Hoàng Thanh Tùng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết sau đại dịch, nhiều gia đình đưa con đến khám mắt do giảm thị lực, nheo mắt, hạn chế𝓡 khả năng học tập trên lớp. Nhiều trẻ c🐽ũng bị chảy nước mắt, nhức mỏi, dụi mắt thường xuyên hơn. Các triệu chứng thường giảm dần sau vài giờ, hoặc dài hơn khi trẻ không phải tập trung nhìn gần.
Giải thích nguyên nhân số ca đến khám vì tật khúc xạ tăng sau đại dịch, bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, nói do ảnh hưởng dịch bệnh, trẻ không được thăm khám định kỳ, trong khi bố mẹ chủ quan, lơ là, khô꧙ng theo sát dẫn đến tình trạng nặng, bắt buộc đeo kính. Ông Tùng từng tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám muộn do ngại Covid, trì hoãn đi viện hoặc nghĩ con còn nhỏ chưa thể bị cận nên không đi kiểm tra.
Ngoài ra, trong đại dịch, học sinh thường xuyên phải tiếp xúc với thiết bị điện tử, cộng thêm không🐟 gian chật hẹp, không thể tham gia hoạt động ngoài trời, hạn chế tiếp xúc ánh sáng tự nhiên. Hầu hết trẻ đều xem tivi hoặc điện thoại trong nhiều giờ ở khoảng cách 𓆏gần dẫn đến nhức mỏi mắt và giảm thị lực.
TS.♋ BS Hà Huy Thiên Thanh, Trung tâm mắt trẻ em FSEC, cho biết dấu hiệu điển hình giúp phụ huynh nhận biết sớm trẻ bị cận thị như nhìn mờ, bé nheo mắt, tiến sát lại xem tivi, nghiêng đầu. Một số biến chứng của cận thị số cao là bong rách võng mạc, gây giảm thị lực không phục hồi, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Do đó, việc kiểm soát tình trạng cận thị của con cần có sự can thiệp càng sớm càng tốt.
"Tuy nhiên, điều trị ở trẻ còn nhiều khó khăn do trẻ chưa có đủ nhận thức về mối nguy hi𝓀ểm của bệnh và chưa có ý thức tuân thủ khuyến cáo", bác sĩ Tùng nói, thêm rằng phụ huynh cần chủ động quan sát, sớm đưa con đi khám khi thấy có bất thường, để ngăn chặn trẻ bị nhược thị. Trẻ sau 7 tuổi mới được phát hiện và điều trị thì hầu như không khắc phục được nữa, thị lực sẽ vĩnh viễn không phục hồi. Đến tuổi trưởng thành, mắt kém, có khi chỉ còn 2/10, rất ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.
Bên cạnh đó, trẻ bị cận có thể đeo kính hoặc phẫu thuật song không điều trị cận triệt để. Do đó, bố mẹ và thầy cô nên thường xuyên nhắc nhở trẻ đảm bảo tư thế ♍ngồi học, không cúi gằm mặt xuống bàn, giờ ra chơi phải cho mắt giải lao, không đọc sách báo trong bóng tối, không xem tivi và sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính xách tay trong thời gian quá dài.
Tăng cường các hoạt động về thể chất, chơi thể thao ngoài trời. Theo dõi định kỳ để phát hiện sớm và có biện pháp điều trị phù hợp với mức độ cận thị của trẻ. Thực đơn ăn uống hàng ngày cần đầy đủ dưỡng chất và bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin A, C, omega, DHA, Lutein, Zeaxanthin, blueberry (quả việt🐓 quất) giúp mắt khỏe mạnh.
Khi có triệu chứng khô mắt, có thể nhỏ nước muối sinh lý để vệ sinh. Bổ sung thực phẩm chứa nhiềuꦇ vitamin A, tăng cường các loại rau củ có màu cam v🐬ào bữa ăn hàng ngày.
Với các bé chưa bị cận, bố mẹ nên hạn chế thời gian sử dụng ♏thiết bị điện tử, tăng thời gian hoạt động ngoài trời của con, chia nhỏ thời gian làm việc. Ngoài ra, phụ huynh nên cho con đi khám định kỳ để được sàng lọc các vấn đề tại mắt và xử lý kịp thời nếu có bất thường.
Minh An - Như Ngọc
*Tên nhân vật được thay đổi