BS.CKI Phạm Ngọc Tường Vy - Bác sĩ khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM:
Nhiệt miệnꦛg là bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường tái lại nhiều lần khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn. Thực chất nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trẻ bị viêm loét có thể do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (như đánh răng); do trẻ ăn uống vô tình cắn vào lưỡi hoặc mặt trong má làm tổn thương vùng miệng; 🗹thiếu các khoáng chất và vitamin C, vitamin B12...; hoặc trẻ bị nhiệt vì ăn nhiều đồ nóng.
Nếu bé 3 tuổi, có khả năng bé nằm trong hai nhóm nguyên nhân trên. Bện๊h này không nguy hiểm, có thể tự lành sau một vài tuần nhưng rất dễ tái phát.
Phụ huynh có thể thực hiện một số cách tại nhà để giảm bớt tình trạng nhiệt miệng của bé như thiết lập thói quen nghỉ ngơi có giờ giấc, không để bé thức khuya, cho bé ăn uống đúng 🎐giờ và không ăn quá no. Bữa ăn cho bé nên phong phú, đa dạng, đủ chất; ăn thức ăn có tính mát có tác dụng giải nhiệt như rau xanh có lá, dưa chuột, cam, trà xanh, cà rốt, lê... Cha mẹ hướng dẫn bé đánh răng đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc miệng. Cuối cùng, tập cho bé thói quen súc miệng nước muối ấm hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng.
BS.CKI Nguyễn Thị Hạnh Trang - Bác sĩ khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM:
Nếu bé bị nhiệt miệng và có sốt thì sẽ gom vào ngu🐬yên nhân của nhóm có sốt. Trong trường hợp của bạn, bé không có biểu hiện sốt, nhưng nếu có các triệu chứng sau, mẹ vẫn cho bé đi khám: Vết loét nằm trong phần niêm mạc miệng và lan ra môi; dù đã dùng thuốc giảm đau thông thường nhưng không có hiệu quả; bé không thấy đỡꦓ đau hoặc bé bỏ ăn uống; vết loét lan rộng hoặc đã hết rồi nhưng lại mọc thêm vết mới; sau 3 tuần vết loét không tự liền được, không khỏi hết và vẫn ở trong niêm mạc miệng.
Trường hợp không có các dấu hiệu trên, phụ huynh cần để ý thêm và tránh những hoàn cảnh thuận lợi khởi phát việc bị vết loét miệng như bé bị nhạy cảm với đồ ăn, những đồ ăn mang tính axit như dâu tây, dứa có thể làm cho bé bị loét miệng hoặc nặng hơn. Bé dùng kem đánh răng, nước súc miệng có tính sát khuẩn cao cũng có thể làm tổn thương niêm mạc miệng. Ngoài ra, bé cũng có thể bị chấn thương nhỏ khi chơi thể thao, vô tình ngã và cắn phải niêm mạc miệng cũng sẽ 🐭gây tổn thương.
Đồng thời, khi trẻ thiếu vita🌳min nhóm B có thể khiến trẻ bị nhiệt miệng, nhất là thiếu vitamin B3, B6, B9, B12 và kẽm, sắt..🌃. Mẹ có thể bổ sung theo nhu cầu hàng ngày của trẻ.
Hà Thanh