Trả lời
Trường hợp của bé vẫn cần tiêm vaccine phòng các bệnh do phế cầu. Lý do là phế cầu có hơn 100 chủng, gây nhiều bệnh khác nhau. Bé đã mắc bệnh song thường không được xét nghiệm xác 🍌định xem đã nhiễm chủng nào. Do đó, bé vẫn có nguy cơ nhiễm chủng phế cầu khác và khả năng cao gặp biến c🔯hứng.
Phế cầu được biết đến là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi ở trẻ em. Năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 💛ước tính toàn cầu có trên 6 triệu tr🎃ẻ tử vong dưới 5 tuổi, trong đó khoảng 10% tử vong có liên quan nhiễm phế cầu.
Việt Nam là một trong 15 quốc gia chiếm 75% gánh nặng về viêm♈ phổi do phế cầu trên toàn thế giới và cũng là môi trường có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Người già và trẻ nhỏ bị viêm phổi do phế cầu có tỷ lệ tử vong lên tới 50% do phổi bị tàn phá gây suy hô hấp.
Ngoài viêm phổi, phế cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác ở trẻ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa. Do đó, trẻ cần tiêm vaccine ngừa phế cầu để được bảo 💮vệ sức khỏe, tránh nguy cơ biến chứng.
Về chủng ngừa phế cầu, hiện nay Việt Nam có hai loại vaccine๊ gồm Synflorix (phế cầu 10 – Bỉ) ngừa 10 chủng phế cầu và Prevenar 13 (Bỉ) ngừa 13 chủng phế cầu. Synflorix có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi; Prevenar 13 có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến người lớn.
Khi đi tiêm, bố mẹ cần khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe của trẻ, các thuốc đang sử dụng, tình trạng dị ứng và lịch tiêm chủng gần nhấ🃏t để các bác sĩ khám sàng lọc và đưa ra chỉ định phù hợp.
BS Bùi Thanh Phong
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC