Thời gian qua, một số trường học ở TP HCM bị phản ánh bố trí thời khóa biểu 9 tiết/ngày, khiến học sinh quá tải. Sở Giáo dục và Đào tạo đã chấn chỉnh, yêu cầu tất cả trường làm đúng quy định, chỉ được xếp tối đa 8 tiết. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh theo hướng này thì học sinh sẽ phải học vào thứ bảy. Vậy phải chăng quy định "không được dạy quá 8 tiết/ngày" đang làm khó các trường trong bối cảnh khối lượng 🔜chương trình dạy và học vẫn còn quá nặng?
Lo ngại trước áp lực dạy và học hiện nay, độc giả Hoàng Quang Lâm chia sẻ: "Hãy thử nghĩ mà xem, người lớn đi làm một ngày bao nhiêu giờ? Một tuần bao nhiêu ngày? Thử hỏi xem họ có căng thẳng không? Vậy mà trẻ em một ngày học 8 tiết, một tuần học 6 ngày; rồi còn phải đi học thêm của các thầy cô dạy ở trường. Cái này nói là tự nguyện nhưng thực ra chẳng khác gì bắt buộc vì ở lớp các giáo viên có dạy hết chương trình, hết kiến thức được đâu. Học buổi chiều phụ đạo, ôn bài, tăng cường... nhưng hỏi xem các con học được gì? Và rồi tối về trẻ vẫn phải học tiếp.
Chúng ta vẫn khuyℱên những gia đình có điều kiện cần cho trẻ học thêm các kỹ năng, năng khiếu? Nhưng thực sự các con giờ không còn thời gian để học những thứ ấy. Trẻ con cần thời gian thư giãn, nghỉ ngơi nhưng chương trình học có cho phép làm vậy không? Câu hỏi đặt ra ở đây là: chương trình dạy và học của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp lý chưa? Công tác quản lý của các cơ quan liên quan đã đảm bảo chưa? Ý thức dạy học của các giáo viên đã tốt chưa? Xin đừng đổ hết lỗi lầm lên con trẻ và bắt chúng phải gánh hậu quả từ những s🐓ai lầm của người lớn".
Đồng quan điểm, bạn đọc lvantin chỉ ra những bất cập trong khối lượng chương trình giáo dục hiện nay: "Học sinh phải học 8 tiết/ngày đã là rất nhiều, có nhiều hôm các con phải học tới 6 môn. Cả ngày trên trường, các con không còn năng lượng để ôn bài buổi tối, mà thời gian cũng chẳng đủ để ôn hết cả 6 môn đã học và chuẩn bị cho 6 môn sẽ học ngày mai. Càng ngày, trẻ càng có thêm môn học mà chẳng được lợi ích gì. Nên nhớ, học nhiều môn, nhiều tiết thì không có nghĩa là học sinh sẽ giỏi hơn.
Tuổi các con cần nhiều thời gian vui chơi, thoải mái... nếu học 8 tiết một ngày mà chia ra một nửa thời gian học bài mới, một nửa thời gian làm bài tập, hoặc học tới đâu ôn tới đó thì được. Chứ cố nhồi nhét cho học sinh một mớ kiến thức cho hết ngày, rồi bắt con trẻ về nhà phải tiếp tục ôn bài, chuẩn bị bài mới thì quá nhiều, gây phản tác dụng. Giáo dục phải làm sao để học sinh vui và ham học, rèn tính siêng năng, cần cù làm căn bản để sau này các con tự mày mò, khám phá, chứ nhồi nhét kiến thức thì sẽ như ăn nhiều rồi sẽ ói ra mà t๊hôi".
>> 'T﷽ôi để con nghỉ ngওơi thay vì đánh vật với ba trang A4 bài tập về nhà'
So sánh với chương trình giáo dục ngày trước, độc giả Tèo cho rằng: "Ngày xưa các thầy cô học mỗi ngày chỉ một buổi. Cả lớp khi ấy cũng chỉ có vài bộ sách, giáo viên phải viết đề lên bảng cho học sinh chép lại vào vở, nên nhiều cuốn vở thời ấy rất dày, bởi vừa chép đề vừa giải bài. Thế nhưng, dù không học quá nặng nề như bây giờ nhưng học sinh thời ấy vẫn tốt nghiệp, thành tài, bây giờ đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng trong xã hội. Còn thời nay, nhìn học sinh khổ sở với bài vở, phụ huynh thì tốn kém, thầy cô dạy nhiều mà lương thấp cũ൲ng mệt mỏi. Tôi tự hỏi ngành giáo dục chúng ta ꦐcó đang đi đúng đường?".
Với tư cách là một giáo viên, bạn đọc Nguyễn Anh Dân bổ sung thêm: " Tôi từng đi dạy học, và thấy rằng một ngày học ở trường 8 tiết (sáng 5 tiết, chiều 3 tiết) đã là quá căng thẳng đối với học sinh. Đó là chưa kể không ít học sinh phải học thêm ít nhất là hai tiết vào buổi tối. Học sinh vốn đã đuối,💦 giờ càng đuối hơn. Người ta thường so sánh việc học như 'ngựa chạy đường dài', học quá nhiều, thời gian đầu học sinh còn cố gắng được, nhưng sau này các em sẽ xuống sức rất nhanh".
Trong khi đó, lấy dẫn chứng từ giáo dục phương Tây, độc giả Serendipity nhấn mạnh: "Ở ta, việc dạy và học chủ yếu là nhồi nhét kiến thức. Tôi đang sống ở một nước có nền giáo dục phát triển vớ♌i mặt bằng chung được đánh giá là hàng đầu thế gi🔜ới. Con tôi học lớp Toán đẩy nhanh tiến độ trong bốn tuần hè (4 buổi/tuần, 2,5 giờ thực học/buổi) nhưng cũng hết lượng kiến thức của cả một năm học (lớp 8).
Bình thường, ꦯhọc trò cấp 2, cấp 3 cũng tầm 9h sáng mới phải vào lớp học, nhưng khoảng 3h30 chiều đã được tan học. Các con cũng được nghỉ trưa 45 ph🍸út, và hoàn toàn không phải đi học thứ bảy bao giờ. Thời buổi toàn cầu hóa, các nhà quản lý Giáo dục và Đào tạo nước ta cũng cần sớm tham khảo, học hỏi các nước đi trước để thay đổi cho hợp thời đại, không thể vẫn cứ giữ mãi quan điểm dạy và học ôm đồm như hiện tại".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan 🌺điểm 168betvisa-slots.com.