Trong đề án vừa trình UBND TP HCM về Chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển người có tài năng đặc biệt ở các lĩnh vực thành phố cần, Sở Nội vụ đề xuất áp dụng mức hỗ trợ ban đầu cho họ là 50 triệu đồng và hàng tháng được hỗ trợ sinh hoạt phí 20-30 triệu đồng.
Đối với một số vị trí, cứ mỗi đề tài nghiên cứu được đơn vị có thẩm quyền công nhận bằng văn bản, sẽ được thành phố thưởng 1% tổng kinh phí công trình đó. Giá trị tiền thưởng cho một người thấp nhất là 50 triệu đồng và tối đa là một tỷ.
Theo Sở Nội vụ, người có tài năng đặc biệt là có đủ sức khỏe thể chất và tinh thần ph🍎ù hợp với yêu cầu nghề nghiệp; có phẩm chất đạo đức và khát vọng cống hiến; có tri thức và năng lực đặc biệt xuất sắc trong một hoặc một số ngành, lĩnh vực; có khả năng lao động sáng tạo rất cao𝄹.
Nếu định nghĩa ♔khái niệm “nhân tài đặc biệt💧” như trên và kèm theo một loạt các điều khiện khác để được hưởng chế độ thì có lẽ chẳng ai muốn đưa mình vào vị trí đó. Người có tài thường rất không muốn bị ràng buộc, đặc biệt là kiểu áp dụng luật.
Nên để những nhân tài cho ý kiến về chính sách đãi ngộ họ mong muốn, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế thì có thể khả thi hơn. Người có tài thườn𒊎g họ dễ dàng kiếm được nhiều tiền. Họ thường rất độc lập về điều kiện vật chất nên nếu TP HCM thu hút họ chỉ bằng các quyền lợi vật chất mà lại đi kèm với nhiều điều kiện khắt khe thì họ sẽ vào hết các tập đoàn lớn.
Mặt khác, họ là nhân tài đặc biệt, nghĩa là hiểu biết vượt xa người thường. Tất nhiên họ sẽ biết chọn lựa nơi làm 🧔việc để phát huy tối đa tài năng của mình. Vậy thành phố có đảm bảo được môi trường như vậy không? Và giữ được môi trường ấy trong bao nhiêu năm? Thành phố s♊ẽ trả công cho nhân tài thế nào? Ai 𝔉là người sẽ đánh giá lại mức độ cống hiến của nhân tài hàng năm?
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.