Loạt tác phẩm này do nhiếp ảnh gia thực hiện tại hiệu ảnh riêng của ông ở Sài Gòn trước năm 1975. Các bức hình được triển lãm tại💝 Đường sách Nguyễn Văn Bình, quận 1, từ 10h ngày 29/10.
꧑Cũng trong ngày khai mạc sự kiện, ông Đinh Tiến Mậu sẽ trò chuyện với khán giả nghệ thuật nhiếp ảnh Sài Gòn xưa, về kỹ thuật rửa ảnh, chấm ảnh (làm đẹp cho ảnh) thời điểm chưa có phần mềm photoshop.
🐻Triển lãm "Nghệ sĩ Sài Gòn xưa" mở đầu cho chuỗi sự kiện chủ đề về Sài Gòn do công ty Văn hóa Phương Nam thực hiện định kỳ hai tháng một lần, từ ngày 29/10 đến hết năm 2017.
Theo cuốn Sài Gòn chuyện đời của phố♋ (tập bốn, sắp phát hành vào tháng 12) của tác giả Phạm Công Luận, nhiếp ảnh gia Đinh Tiến Mậu sinh năm 1935 ở Hà Nội, người gốc làng Lai Xá. Ông học nghề ảnh từ năm 1945. Năm 1948, ông vào Sài Gòn theo đuổi tiếp bộ môn này. Trong 10 năm, ông học nghề tại tiệm Văn Vấn trên đường Duranton (nay là Bùi Thị Xuân, quận 1). Ông học tất cả khâu như chụp ảnh, tráng phim, rửa ảnh, chấm sửa...
🗹
Năm 1958, ông thuê nhà mở tiệm riêng, nhưng thường phải đổi chỗ vì bị chủ nhà đòi lại, đến lần thứ tư tiệm ảnh của ông mới trụ vững. Tiệm cuối cùng ông lấy tên là Viễn Kính (ở số 277 Phan Đình Phùng, nay là Nguyễn Đình Chiểu), mở từ năm 1963, chuyên chụp ảnh cho các nghệ sĩ, người nổi tiếng. Tiệm Viễn Kính của ông Đinh Tiến Mậu lúc cao điểm rửa hàng nghìn tấm ảnh chân dung nghệ sĩ.
Mai Nhật
>>Xem thêm: