Sách tổng hợp những nghiên cứu và trải nghiệm của biên tập viên, nhà báo Katja Pantzar về khái niệm sisu - bí quyết giúp người Phần Lan tìm thấy lòng can đảm, sức mạnh và hạnh phúc. Nội dung chủ yếu bàn về lố🎉i sốn🐼g, cách giáo dục và phương pháp nuôi dưỡng sức bền.
Theo nhà ngôn ngữ học Maija-Länsimäki, thuật ngữ "sisu" đại diện sức mạnh ý chí của con người, xuất hiện sớm nhất từ thế kỷ 15 trong các văn bản bàn về tínℱh cách hoặc bản chất, nội tâm. Từ điển của giáo sư kiêm giám mục Denis Juslenius xuất bản năm 1745 định nghĩಌa từ "sisucunda" - tiền thân của "sisu" - là vị trí trong cơ thể có thể cảm nhận các cảm xúc mạnh mẽ. Cuối cùng, tác giả Katja Pantzar đúc kết "sisu là tư tưởng Phần Lan cổ đại liên quan đến tính dẻo dai, sức chịu đựng và khả năng vượt khó về mặt tinh thần".
Cuốn sách 241 trang gồm mười chương lớn và bảy phụ lục. Thông qua câu chuyện của tác giả, độc giả sẽ có cái nhìn tổng quan về cách thức hoạt động của triết lý sisu trong bốn khía cạnh: Vận động, liệu pháp 🧜thiên nhiên, chế độ ăn uống và chủ nghĩa tối giản.
Trong sách, những hoạt động như bơi m💎ùa đông, đạp xe hay sống theo chủ nghĩa tối giản là một phần kết quả của triết lý Bắc Âu. Katja Pantza nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe, cho rằng thể chất tốt sẽ cải thiện tinh thần, khuyến khích mọi người tăng cường vận động ngoài trời, hạn chế lạm dụng thuốc chống trầm cảm, an thần. Ngoài ra, Pantzar bàn về sở thích tắm hơi như một nét đẹp văn hóa mang tính chánh niệm của người Phần Lan.
Tác giả làm rõ quan điểm không phải ai cũng có thể thực hiện tất cả hoạt động mang tính thử thách như gợi ý. Bạn đọc có thể thực hành sisu từ các thay đổi nhỏ, tận dụng mọi cơ hội để chấp nhận rủi ro lành mạnh, bước khỏi vùng an toàn. Pantzar cũng đề xuất dành thời gian chú ý thế giới xung quanh, tập trung vào cây c✅ối, hoa cỏ để mở ra những điều🦩 kỳ diệu cho tâm trí và cơ thể cũng như tìm trạng thái an lạc.
Sách có đoạn: "Có lẽ khía cạnh quan trọng ♎nhất của sisu là tìm ra những gì phù hợp với bản thân. Bơi mùa đông và đạp xe có thể không dành cho mọi người. Đây là một điều đúc rút then chốt về sisu: Tinh thần kiên cường đặc biệt đó tôn vinh tính độc lập và sự tự chủ: tự mình là nhà biên kịch sisu cho chính💧 mình".
Bên cạnh cách tiếp cận mang tính cá nhân, nhà văn dành nhiều thời gian trao đổi với các học giả tâm lý để tìm hiểu nguyên tắc sisu tác động đến b꧋ối cảnh xã hội. Theo tiến sĩ Barbara Schneider, giáo sư Đại học bang Michigan, sisu là một trong những lý do giúp học sinh cấp hai của Phần Lan có mức độ kiên trì tốt hơn tr෴ẻ em Mỹ.
So sánh nền văn hóa của hai quốc gia, tiến sĩ lý giải trong khi người Mỹ chăm chỉ, cư dân Phần Lan đề cao sức mạnh nội tâm, ý chí vượt qua nghịch cảnh như chìa khóa của sự thành công. "Sức chịu đựng là sự nội hóa khả năng nhằm củng cố bản thân để đón nhận mọi chuyện ập đến với bạn", tiến sĩ Schneid꧙er nói thêm.
Trong lời kết, Katja Pantzar nhắc đến quá khứ bị trầm cảm khi sống và làm việc ở những thành phố lớn ngoài Bắc Âu. Chỉ đến khi dừng chân tại Phần Lan, cô học được cách đơn giản hóa cuộc sống, tìm thấy c𓂃ảm thức sisu từ những sự thay đổi, trải nghiệm. Tác giả nhận ra "Bất cứ ai ở bất cứ đâu đều có thể vận dụng chút sisu hay sự kiên cường trong cuộc sống hàng ngày của mình để cảm thấy khỏe mạnh hơn và cuối cùng 🤡là hạnh phúc hơn".
Phương Thảo