TS.BS Văn Thành Trung, phụ trách Khoa Nội soi niệu, Bệnh viện Bình Dân, cho biết ung thư bàng quang🍒 đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư niệu. Mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 600.000 ca mắc mới, Việt Nam có khoảng 2.000 trường hợp.
Bàng quang là cơ quan chứ🌼a đựng nước tiểu, từ đó đi tiểu ra ngoài qua niệu đạo. Tổn thương ở bàng quang, đặc biệt tổn thương ung thư sẽ gây các triệu chứng rối loạn đường tiểu như tiểu𝓰 gắt, tiểu khó, tiểu nhiều lần và thường gặp nhất là tiểu ra máu.
"Tiểu máu trong ung thư bàng quang có thể tự hết hoặc sau uống thuốc vài ngày nên bệnh nhân hay bỏ qua", bác sĩ nói, thêm rằng bệnh phát hiện ở giai đoạn trễ, điều trị thường khó khă🍎n hơn.
Những triệu chứng này dễ nhầm với các bệnh như nhiễm trùng tiểu, sỏi..., dẫn đến điều trị không hết. Hiện nay, hầu hết cơ sở y tế đều tra🐻ng bị máy siêu âm, có khả năng phát hiện 🐻ung thư bàng quang giai đoạn sớm, giúp bác sĩ nhìn nhận được tổn thương để tư vấn bệnh nhân kiểm tra chuyên khoa.
Nội soi bàng quang có thể chẩn đoán un꧂g thư, đánh giá tổn thương rõ hơn. Bác sĩ sẽ thực hiện giải phẫu bệnh, tức cắt bướu ra xác định loại tế bào gì cũng như chẩn đoán giai đoạn bệnh. Bệnh ở giai đoạn một, việc điều trị khá nhẹ nhàng, chỉ cần cắt đốt nội soi bướu bàng quang, sau đó hóa trị tại chỗ hoặc liệu pháp miễn dịch. Điều trị bài bản, theo dõi đúng mức, khoảng 90% bệnh nhân có thể khỏi bệnh.
Sau điều trị, cần tái khám theo chỉ định, thường mỗi ba tháng trong năm đầu, mỗi 6 tháng trong những năm 🐠tiếp theo, để đánh giá xem có bướu tái phát không, có cơ hội xử trí sớm. Nhiều người nghĩ rằng đã khỏi bệnh, không theo dõi, đến khi khám thì bướu đã diễn tiến nặng, di căn rất đáng tiếc.
Bác sĩ khuyến cáo khi có triệu chứng rối loạn đi tiểu, tiểu nhiều lần điều trị không bớt, tiểu máu, nên đến bệnh viện kiểm tra, điều trị sớm. Để phòng 💫tránh ung thư bàng quang, cần bỏ hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với hóa chất, uống nước đầy đủ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Lê Phương