Nhà Mạc đã chia triều Hậu Lê thành hai giai đoạn: Lê sơ và Lê trung hưng. Sau một thế kỷ xây dựng đất nước, vương triều Lê sơ đã tạo ra nhiều thành tựu cho Đại Việt, đặc biệt ở triều vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, đến thời vua Lê Chiêu Tông, khi tình hình trong nước có nhiều rối ren, Mạc Đăng Dung dần lấn át quyền thế nhà Lê sơ.
Theo Lịch sử Việt Nam, Mạc Đăng Dung từng thuộc đội Túc vệ cầm dù theo vua thời Lê Uy Mục. Kể từ đó, ông liên tiếp được thăng chức. Để lấy uy tín với triều đình và tăng cường thế lực của mình, Mạc Đăng Dung từng bước loại trừ các thế lực chống đối, cựu thần nhà Lê sơ và các cuộc khởi nghĩa nông dân. Khi “lòng dân ai cũng hướng về Mạc Đăng Dung” (Lê Quý Đôn toàn tập), ông bố trí người thân vào các vị trí quan trọng trong triều, uy thế ngày càng lớn𝔍 đến mức tự thăng chức cho bản thân.
Năm 1526, ông bí mật cho ngưꦓời giết vua Lê Chiêu Tông. Năm 1527, ông ép vua Lê Cung Hoàng phải nhường ngôi, sai người tự thảo chiếu nhường ngôi để hợp thức hóa việc này. Mạc Đăng Dung lên ngôi hoàng đế, lập tức phế truất vua Lê Cung Hoàng, ban lệnh đại xá thiên hạ, lập ra vương triều nhà Mạc và tiếp tục cai quản đất nước.
Nhà Mạc chính thức tồn tại 65 năm (1527-1592), sau đó tàn dư vẫn kéo dài gần một 🦄thế kỷ nữa.
Nhà Mạc không được chính sử công nhận là một vương triều chính thống. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, nhà Mạc không được chép thành Kỷ nhà Mạc như các Kỷ nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Lý mà chỉ đưওợc "chép phụ" vào các đời vua Lê tương ứng. Vương triều Mạc bị coi là "tiếm ngôi", "thoán nghịch".
Tuy nhiên, gần đây các nhà nghiên cứu, sử gia𝄹 đã mở nhiều 🤪cuộc hội thảo, phân tích những điểm tích cực, công nhận cống hiến đích thực của vương triều này trong lịch sử dân tộc.
Câu 2: Trong 65 năm tồn tại chính thức, nhà Mạc trải qua bao nhiêu đời vua?