Afzal Kahn, ông chủ của hãng độ Kahn Design, là người sở hữu biển số “F1”. Biển số này đang rao bán trên một trang web chuyên bán biển số tại Anh, với giá không dưới 12 triệu bảng (khoảng hơn 16,9 triệu USD). Ngoài ra, để sở hữu biển số này, người mua sẽ phải đóng thêm các khoản phí khác, khiến số tiền cuối cùng lên đến hơn 20 triệu USD. Bênꦺ cạnh đó, chủ mới của biển số sẽ phải đóng khoản phí duy trì biển số hàng năm.
Năm 2008, Kahn mua biển số “F1” với giá khoﷺảng 619.771 USD và thường xuyên gắn trên siêu xe Bugatti Veyron. Số tiඣền mua biển số thời điểm đó có thể mua hàng tá ôtô mới cứng.
Hiện tại, trên thế giới có nhiều quốc gia có chính sách mở, mang lại nguồn thu lớ🐷n cho ngân sách nhà nước. Anh là một trong những quốc gia đã áp dụng chính sách này từ cách đây gần 3 thập kỷ, mang về cho ngân khố hơn 2 tỷ bảng (gần 3 tỷ USD). Biển số đắt nhất từng được bán tại Anh có giá lên tới gần 800.000 USD.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan cũng đã áp dụng hình thức bán biển số đặc biệt, biển số đẹp từ năm 2003. Chương trình đấu giá biển số của Thái🧸 có tên gọi Super Number dành cho xe con và sau đó mở rộng cho cả xe tải và xe van. Biển số đắt nhất từng bán tại đây, năm 2014, có giá gần 800.000 USD.
Vấn đề bán đấu giá biển số tại Việt Nam cũng từng được đưa ra bàn thảo từ năm 2016. Đầu năm nay, Bộ Công An đã trình đề án cấp biển số ôtô thông qua đấu giá tới Thủ tướng🌟, chờ phê duyệt. Đây 𝔉là đề án phối hợp giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ xây dựng và lên lộ trình thực hiện.
Phương Linh