Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) không được quyền tiếp cận Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng trục xuất các thanh sát viên của họ vào năm 2009. Triều Tiên sau đó thúc đẩy chương trình nguyê🦹n tử và nha🔯nh chóng nối lại thử nghiệm hạt nhân. Vụ thử hạt nhân gần đây nhất Bình Nhưỡng thực hiện là vào năm 2017.
IAEA hiện giám sát Triều Tiên từ xa, chủ yếu thông qua hình ảnh vệ tin⛄h.
"Không có dấu hiệu về hoạt động của lò phản ứng từ đầu tháng 12/2018 đến đầu tháng 7/2021", báo cáo ngày 27/8 của IAEA cho biết, đề cập tới lò phản ứng 5 megawatt ở Yongbyon, khu phức hợp hạt nhân là trung tâm của chương trình nguyên tử Triều Tiên. "Tuy nhiên từ đầu tháng 7, đã có những dấu hiệu xuất hiện, bao g😼ồm việc xả nước làm mát, phù hợp với hoạt động của lò phản ứng".
IAEA hồi tháng 6 cho hay có những dấu hiệu về khả năng diễn ra hoạt động tái chế để tách plutonium dùng cho vũ khí hạt nhân từ nhiên liệu lò phản ứng đã qua sử dụng tại Yongbyon. Theo bá🔥o cáo mới nhất, thời gian diễn ra quá trình này trong 5 tháng, từ giữa tháng hai đến đầu tháng 7, cho thấy một lô nhiên liệu đã được xử lý, nhiều hơn so với thời gian cần thiết để xử lý chất thải hay bảo dưỡng.
"Những dấu hiệu mới nhất về hoạt động tại lò phản ứng 5MW và Phòng thí nghiệm (tái xử lý) Hóa chất phóng xạ là rất 🦂đán💝g lo ngại", báo cáo lưu ý.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)