"Cộng đồng quốc tế nên cẩn trọng với AUKUS, vì nó có thể mang mây đen chiến tranh hạt nhân đến với thế giới. Lo ngại bắt nguồn từ thực tế Australia sẽ tiếp nhận công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân từ Mỹ, quốc gia gây chiến tranh và xâm lược nhiều nhất thế giới", Hiệp hội Triều - Á viết trong bài xã luận đăng trên website của Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm qua.
Bài viết cũng chỉ trích liên minh AUKUS là "công cụ chiến tranh" của Mỹဣ và 📖có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với hòa bình thế giới.
Australia hôm 16/9 quyết định đóng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhờ công nghệ được Mỹ và Anh chuyển giao, nằm trong thỏa thuận AUKU𒁏S. Đây là lần đầu tiên Mỹ chia sẻ công nghệ động cơ hạt nhân cho một quốc gia kể từ sa🌊u lần chuyển giao cho Anh vào năm 1958.
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hồi tháng 9 cảnh báo thỏa thuận tàu ngầm của Australia với Mỹ và Anh sẽ khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân ở châu Á - Thái Bình Dương. "Đây là những hành động cực kỳ nguy 🍨hiểm và không được mong đợi, sẽ làm đảo lộn cân bằng chiến lược ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khơi mào chạy đua vũ trang hạt nhân", cơ quan này cho hay.
AUKUS được đ✱ánh giá là một phần nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm đối phó Trung Quốc trỗi dậy. Bắc Kinh đã nhiều lần lên tiếng phản đối thỏa thuận an ninh này.
Quan hệ giữa chính quyền Biden với♕ Triều Tiên lạnh nhạt hơn so với thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, người từng có một số hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, các hội nghị này không giải quyết được vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên và các lệnh trừng phạt của 🌸Mỹ.
"Thái độ lá mặt lá trái của Mỹ ngày càng rõ nét hơn sau khi chính quyền mới làm xói mòn các quy tắc và trật tự quốc tế, vốn được chấp nhận rộng rãi, đồng thời đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của thế giới", quan chức Triều Tiên cho biết hồi tháng 9, khẳng định nước này sẽ đá꧑p trả tương xứng nếu AUKUS tác động tiêu cực đến an ninh của Bình Nhưỡng.
Vũ Anh (Theo Yonhap)