Thứ sáu, 1/3/2019, 00:06 (GMT+7)

Triều Tiên họp báo giữa đêm, nêu lý do không đạt thỏa thuận với Mỹ

Triều Tiên đề xuất tháo dỡ các cơ sở hạt nhân để được dỡ bỏ 5 trong số 11 lệnh trừng phạt, nhưng Mỹ không chấp nhận.

Triều Tiên đang tổ chức họp báo
 
 

Cuộc họp báo của Tꦡriều Tiên được đưa ra bất ngờ vào khoảng 23h30 ngày 28/2 và bắt đầu lúc hơn 0h ngày 1/3 tại khách sạn Melia, Hà Nội. Tham dự họp báo là Ngoại trưởng Ri Yong-ho và Thứ trưởng Ngoại giao Cho Son-hui.

Ngoại trưởng Ri nói rằng Bình Nhưỡng đã đưa ra "đề xuất thiết thực" tại hội💞 nghị thượng đỉnh lần hai với Mỹ. Triều Tiên chỉ theo đuổi việc dỡ bỏ một phần các biện pháp trừng phạt, không phải toàn bộ. "Triều Tiên đang phải chịu 11 lệnh cấm vận và chỉ yêu cầu Mỹ dỡ bỏ 5", ông Ri cho hay. Tuyên bố này trái ngược với khẳng định trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Triều Tiên muốn được dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt. 

Triều Tiên đề nghị nếu Mỹ dỡ bỏ một số lệnh cấm vận đã làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và cuộc sống người dân của họ, Bình Nhưỡng sẽ dỡ bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn các cơ sở sản xuất hạt nhân tại tổ 🐼hợp hạt nhân Yongbyon, bao gồm plutonium và uranium, và cho phép chuyên gia Mỹ vào thanh sát.

Ngoài ra, ông Ri cũng nói rằng Triều Tiên sẽ "ngừng vĩnh viễn" các vụ thử hạt nhân và tên lửa tầm xa "nhằm giảm bớt quan ngại từ phía Mỹ". Theo ông, với mức độ lòng tin hiện nay giữa Mỹ và Triều Tiên, đây là "biện phá💧p phi hạt nhân hóa lớn nhất mà chúng tôi có thể đưa ra".

"Trong cuộc gặp, Mỹ đã yêu cầu chúng tôi thực hiện thêm một bước 🅠nữa bên cạnh việc dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Điều này rõ ràng cho thấy Mỹ không chấp nhận đề xu🐲ất của chúng tôi", ông Ri nói.

Triều Tiên cho rằng không có thỏa thuận nào tốt hơn thỏa thuận họ đưa ra vì đây là những bước ♌đầu tiên để hướng tới phi hạt nhân hóa, đồng thời bày tỏ nuối tiếc vì bỏ lỡ "cơ hội khó có được". Tuy nhiên, Triều Tiên tuyên bố không thay đổi đề xuất đã đưa ra nếu Mỹ đề xuất đàm phán lần nữa trong tương lai.

 🧜Sau khi thông báo xong diễn biến hội n💟ghị, Ngoại trưởng Triều Tiên rời đi và không trả lời câu hỏi nào của phóng viên.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tại buổi họp báo. Ảnh: Giang Huy.

Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho tại buổi họp báo. Ảnh: Giang Huy.

Nằm cách Bình ✨Nhưỡng khoảng 100 km về phía bắc, tổ hợp Yongbyon mang giá trị biểu tượng như "viên ngọc quý" của chươ💝ng trình hạt nhân Triều Tiên. Được xây dựng vào năm 1979, tổ hợp này sản xuất plutoni và những vật liệu cần thiết khác để Triều Tiên thực hiện vụ thử bom nguyên tử đầu tiên hồi năm 2006.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều kết thúc trưa 28/2 mà ♔không có thỏa thuận nào được ký kết do hai bên bất đồng về lệnh trừng phạt. Sau khi rời hội nghị sớm, Tổng thống Mỹ đã trở về khách sạn, đến thẳng phòng họp báo. Ông cho biết Chủ tịch Kim Jong-un muố⛄n các lệnh trừng phạt chống Triều Tiên được dỡ bỏ nhưng Mỹ chưa sẵn sàng làm điều này.

Tổng thống Trump nói rằng hai bên đều thấy đây chưa phải thời điểm để ký kết thỏa thuận nào, song nhấn mạnh rằng quan hệ giữa ông và Chủ tịch Kim Jong-un vẫn rất tốt. Các cuộc thảo luận với Chủ tịc𒊎h Kim Jong-un "diễn ra trong không khí thân thiện và không ai ra về trong giận dữ".

Quang cảnh buổi họp báo tại khách sạn Melia, Hà Nội của phái đoàn Triều Tiên. Ảnh: Giang Huy.

Phóng viên tập trung ở phòng họp báo lúc 23h40 ngày 28/2. Ảnh: Giang Huy.

Joseph Yun, cựu quan chức ngoại giao của Mỹ về Triều Tiên, cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội kết thúc đột ngột vì "thiếu sự chuẩn bị". Chuyên gia này cũng cho rằng chính quyền Trump đã nhượng bộ quá nhiều và hạ thấp 🃏các điều kiện với Triều Tiên nhưng "họ còn không thể thông qua các điều kiện đó". 

Theo giáoꦰ sư Victor Cha, chủ tịch chương trình Triều Tiên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), lưu ý rằng Tổng thống Trump đã "có quyết định đúng đắn khi thúc đẩy các kết quả lớn hơn thay vì những bước đi nhỏ nhặt và không chấp nhận thỏa thuậ🥂n khi chúng không tốt."

Giang Huy - Huyền Lê

 

Chia sẻ bài viết qua email