"Mọi tòa nhà ở Bình Nhưỡng đề🎉u đang được tổng vệ sinh để quét sạch bụi bẩn từ mùa đông", cô nói bằng tiếng Anh trong một video gần đây trên YouTube.
Trong một video khác, vẫn ngườ🌳i phụ nữ tên Un A này, mặc quần áo, đi giày thể thao, chạy bộ dọc sông Taedong ở Bình Nhưỡng vào ngày nghỉ của mình.
"Hôm nay tôi sẽ cho các bạn thấy người Triều Tiên làm gì trong thời 💟gian rảnh, được chứ?", cô nói. "Tôi thấy hoạt động phổ biến nhất trong thời gian rảnh rỗi của chúng tôi là chơi thể thao..., những môn như bóng rổ, bóng chuyền, bóng🌸 bàn".
Điểm đặc biệt là trên trang ph𒊎ục của cô không có chiếc ghim cài áo mà người Triều Tiên thường đe✱o khi ra ngoài in hình ảnh hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il.
Hầu hết người dân Triều Tiên đều không thể tiếp cận mạng Internet. Nhưng những video này được làm ra dường như không hướng tới đối tượng khán giả là người dân trong nước. Thay vào đó, nó là một phần trong nỗ lực cಌủa Triều Tiên nhằm xây dựng hình ảnh quốc tế, dựa vào các mạng xã hội phương Tây như YouTube hay Twitter.
Không biết chính xác ai là người tạo và đăng tải các video như trên lên các kênh YouTube. Kênh có các video do cô gái Un A dẫn dắt mang tên "Echo of Truth" với 23.000 lượt người theo dõi. Từ năm ngoái đến nay, nó đã đăng hàng chục video với các tiêu đề như "What's Up Pyongyang" (Chuyện gì vậy Bình Nhưỡng) hay "Pyongyang Tour Series" (Tour Du lịch Bình Nhưỡng). Theo lời giới thiệu,༒ kênh được lập từ năm 2017.
Hầu hết các video đều tập trung vào chủ đề tiêu dùng và cuộc sống ở Triều Tiên, ví dụ một video Un A bàn về lợi ích của bộ đồ ăn bằng đồng hay video ghi🦩 lại cảnh cô la hét khi chơi trò mạo hiểm trong công v⛄iên.
Kênh còn liên kết với một tài khoản Twitter tên @coldnoodleꦦfan (người hâm mộ mỳ lạnh). Phần tiểu sử mô tả tài 🐽khoản này, với 8.600 người theo dõi, là một "người ủng hộ hòa bình" mang đến "tin tức không thiên vị" về Triều Tiên.
Twitter dán nhãn "tạm thời bị hạn chế" tài khoản @coldn🦄oodlefan kèm theo cảnh báo về "hoạt động bất thường". Dù vậy, người dùng vẫn có thể tiếp cận với những nội dung mà nó đăng tải.
Giới quan sát suy đoán các 🎉tài khoản YouTube và Twitter này có mối liên hệ với truyền thông nhà nước hoặc trực thuộc nhà nước Triều Tiên. Dù rất khó để kiểm chứng, các nhà phân tích tin rằng người dân bình thường ở Triều Tiên ít khả năng làm được những video như vậy.
"Chúng ít nhiều phải có 🍨sự hậu thuẫn từ chính quyền", Rachel Minyoung Lee, cựu chuyên gia p൲hân tích về Triều Tiên cho chính phủ Mỹ, nhận định. "Nhưng tất nhiên, không thể nói chúng là do nhà nước điều hành".
Theo Lee, việc sử dụng mạng xã hội phương Tây là bước ngoặt mới trong chiế𒁃n lược tuyê🔥n truyền của Bình Nhưỡng khi dùng Internet xây dựng nhận thức của người nước ngoài đối với Triều Tiên. Đến nay, họ vẫn chủ yếu vẫn dựa vào truyền thông nhà nước và các cách thức truyền thống.
Chính quyền Triều Tiên muốn xóa tan quan niệm rằng họ là "một đất nước nghèo nàn, thiếu thốn" và người dân "không có quyền t🅰ự do làm bất cứ điều gì", Lee nhận xét.
Trong một số tập đăng lên YouTube mùa xuân năm nay, Un A phản bác các bản tin nước ngoài nói rằng Covid-19 đã kích động một làn sóng mua sắm ho🦹ảng loạn ở Bình Nhưỡng. ඣCô quay video một siêu thị hiện đại với người mua bình thản và hàng hóa chất đầy trên kệ, từ đồ ăn, chất khử trùng đến giấy vệ sinh.
"Như các bạn 🐼thấy, tất cả các cửa hàng đều tràn trề hàng hóa, thực phẩm, đủ đáp ứng nhu cầu của người dân", Un A nói với người xem bằng tiếng Anh.
Một video khác hướng tới người dân Hàn Quốc. Các trang web Triều Tiên bị c🦩hặn ở Hàn Quốc vì luật an ninh nhưng YouTube thì không.
Trong một tập phim được tường thuật bằng tiếng Hàn trên kênh YouTub🍷e "New DPRK", người xem có cơ hội tham quan căn hộ đầy đủ tiện nghi của một gia đình trung lưu Triều Tiên.
Người mẹ, mặc áo khoác chỉnh tề, đang sắp xếp đồ đạc sau chuyến đi mua sắm. Chồng cô và con gái ngồi cạnh nhau trên 𝓀chiếc sofa da. C🀅ô mua cho con gái mình một đôi giày mới, quần áo, ba lô, hộp đựng bút chì cùng vài cuốn sổ tay.
Khi người phụ nữ hỏi con gái sẽ làm gì để xứng đang với những món đồ vừa được mua, cô bé đáp: "Con sẽ khiến Tổng tư lệ👍nh vui", nhắc tới lãnh đạo Kim Jong-un.
Giới chức Triều▨ Tiên lâu nay vẫn cảnh báo về những tác động xấu của văn hóa nước ngoài. Nhưng tiêu dùng hàng ngoại nhập không còn là điều cấm kỵ. Các doanh nhân giàu có ở Triều Tiên rất ưa thích những mặt hàng xa xỉ từ nước ngoài. Các quán cà phê và nhà hàng đồ ăn nhanh mang phong cách phương Tây đang mọc lên nhanh chóng ở Bình Nhưỡng.
Các video YouTube không đưa người xem tới những thành♐ phố khác hay vùng nông thôn của Triều Tiên, nơi được cho là lạc hậu hơn nhiều so với thủ đô. Liên Hợ🥃p Quốc ước tính 40% dân số Triều Tiên không đủ ăn.
Không phải mọi thứ trong video đều được ghi hình một cácꦓh t𒉰ự do. Giá cả tại siêu thị hay cả một tòa nhà trên đường phố ở Bình Nhưỡng bị xóa mờ.
Bên cạnh đó, các video không quên khéo léo lồng ghép những lời ca ngợi dành cho Kim Jong-un. Trong một video, Un A giải thích: "Tinh thần nhiệt thành dành cho thể thao của chúng tôi được nuôi dưỡng nhờ công♚ của Đại tướng quân đáng kính. Ngài đã đích thân kêu gọi mọi người tập thể dục nhiều hơn".
"Nhìn xem, n⛎gay cả các bé gái ở đây cũng thích thể th💜ao", Un A hóm hỉnh nói.
Cho tới tháng trước, Triều Tiên vẫn khẳng định họ hoàn toàn không có ca nhiễm nCoV nào, điều mà giới chuyên gia y tế vô cùng hoài nghi. Lời giải thích được Un A đưa ra là: "Lꦛãnh đạo Tối cao đáng kính của chúng tôi nhìn thấy trước mọi thứ ngay từ đầu và đã đưa ra những biện pháp ﷽chính xác, quyết đoán nằm ngoài khả năng tưởng tượng, trong khi những người khác còn đang do dự".
Dù với nhiều người xem, những bình luận của Un A nghe có vẻ vụng về và cường điệu song theo Lee, nó vẫn đạt được thành công nhất định trong việc thu hút người xem nước ngoài, đ🐷ặc biệt là người trẻ Hàn Quốc, tò mò về mọi mặt đời sống ở Triều Tiên.
🦄"Họ sẽ nghĩ rằng họ đang tìm hiểu thêm về Triều 💃Tiên khi xem những video đó", Lee nói.
Vũ Hoàng (Theo NPR)