Tên lửa mang theo vệ tinh của Triều Tiên khi phóng lên vào năm 2009. Ảnh: AFP |
Việc phóng tên lửa sẽ diễn ra vào khoảng ngày 12 đến 16/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày💫 sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Người phát ngôn Hội đồng nhà nước Triều Tiên về công nghệ vũ trụ cho biết cuộc phóng 🗹tên lửa lần này nhằm mục đích phát triển kinh tế và phù hợp với chính sách sử dụng không gian vì mục đích hòa bình.
Tên lửa sẽ được phóng về phía nam từ trạm phát sóng truyền hình vệ tính Sohae thuộc huyện Cholsan, tỉnh Pyongan, bên bờ biển phía tây đất nước. Việc phóng tên lửa sẽ "khích lệ quân đội và nhân dân Triều Tiên trong công cuộc xây dựng đất nước", AFP dẫn lời người phát ngôn của Triều Tiên nói.
Bình Nhưỡng tuyên bố cam kết tuân thủ các quy định 🍰quốc tế khi, cho biết đây "sẽ là một chuyến bay an toàn vào không gian, các mảnh vụn phát ra từ tên lửa sẽ không ảnh hưởng đến các nước🍌 lân cận".
Triều Tiên khẳ🌠ng định nước này có quyền phát triển công nghệ không gian, nhưng Mỹ coi việc phóng vệ tinh là bước chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đạn đạo tầm xa.
Lần phóng tên lửa lần này sẽ diễn ra đúng ba năm sau lần Triều Tiên đưa một vệ tinh lên quỹ đạo vào tháng 4/2009 gây nên sự chỉ trích của Mỹ, Hàn Quốc. Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc sau đó đã ra một nghị quyết cấm Triều Tiꦇên tham gia vào các hoạt động hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Video: Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa mang vệ tinh năm 🌠2009 |
Động thái này dường như cũng đi ngược lại với c🌄am kết hồi tháng trước của Triều Tiên về việc dừng các cuộc thử nghiệm tên lửa tầm xa để nhận được 240.000 tấn lương thực viện trợ của Mỹ .
Sau tuyên bố trên của Triều Tiên, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc tuyên bố đây là hành động "khiêu khích" và vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Liên Hợp Quốc, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên "lập tức chấm dứt hành động 'khiêu khích' và tuân thủ nghĩa v൲ụ quốc tế trong đó có nghị quyết của Hội đồng Bảo an".
Nhật Bản cũng lên tiếng🌳 kêu gọi Triều Tiên hủy bỏ kế hoạch, vì việc phóng tên lửa dù là mang theo vệ tinh hay đạn cũng là vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc. Nhật Bản đã phải thiết lập một hệ thống phòng thủ chống tên lửa kể từ sau lần Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa bay qua Nhật, rơi xuống Thái Bình dương năm 1998.
Vũ Hà