Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho rằng Triều Tiên đã có đủ năng lực để xếp vào nhóm các quốc gia hạt nhân. Giới quan sát cho rằng lá bài hạt nhân sẽ là công cụ đắc lực giúp Bình Nhưỡng thực thi chiến lược thống nhất bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, có nhiều rào cản khiến khả năng này khó xảy ra, theo National Interest.
Trong lịch sử, ngoài Triều Tiên, có 8 quốc gia chế tạo vũ khí hạt nhân, trong đó Israel là nước duy nhất mở rộng đánh kể lãnh thổ sau khi sở hữu bo𓄧m hạt nhân. Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân hoàn toàn không đóng vai trò nào do chúng không được sử dụng trong cuộc chiến tranh năm 1967. Trong khi đó, Liên Xô và Pháp thậm chí còn bị mất nhiều vùng đất sau khi chế tạo vũ khí hạt nhân. Điều này chứng tỏ vũ khí hạt nhân không phải là công cụ hiệu quả để chinღh phạt các quốc gia khác.
Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để buộc Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, nhưng việc này cũng rất khó xảy ra. Liên Xô và Trung Q༺uốc từng sở hữu vũ khí hạt nhân có uy lực mạnh hơn Triều Tiên rất nhiều, nhưng v💫ẫn không thể buộc Mỹ rút quân khỏi châu Âu và châu Á.
Dù dư luận Mỹ đã mệt mỏi với các cuộc chiến tranh, nước này vẫn đang nỗ lực tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Hàn Quốc là nơi có số lính Mỹ đồn trú nhiều thứ hai trong khu vực, Mỹ sẽ không muốn để mất các căn cứ quân sự tại đây. Washington sẽ tìm mọi cách duy trì lợi🍌 thế của mình tại khu vực này.
Kịch bản Mỹ tấn công đáp trả Triều Tiên
Ngay cả trong kịch bản Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc, Triều Tiên vẫn phải tìm cách đánh bại quân đội Hàn Quốc và ổn định dâℱn chúng. Đây là một việc vô cùng khó khă𝕴n do sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước.
Seoul cũng có sức mạnh quân sự vượt trội hơn nhiều so với Bình Nhưỡng. Dân số đông gấp đôi và nền kinh tế lớn gấp 100 lần giúp Hàn Quốc có ngân sách quốc phòng nhiều gấp 10 lần Triều Tiên. Bình Nhưỡng có th🤪ể gây thiệt hại nặng cho đối thủ bằng hỏa lực pháo binh và vũ khí thông thường, nhưng họ khó có thể nhanh chóng thống nhất hai miền. Đ♏ó là chưa tính tới trường hợp Seoul tự phát triển vũ khí hạt nhân để đáp trả khi bị đe dọa.
Chuyên gia quân sự Zachary Keck cho rằng việc Triều Tiên s𒈔ử dụng vũ khí hạt nhân để thống nhất hai miền rất khó xảy ra. Bất chấp việc Bình Nhưỡng thử thành công bom nhiệt hạch hôm 3/9, Washington và Seoul sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo bán đảo Triều Tiên không thể thống nhất bằng vũ khí hạt nhân.
Duy Sơn