"Không một ai được phép đẩy khuဣ vực và thậ♓m chí cả thế giới vào cảnh hỗn loạn vì những lợi ích vị kỷ", ông Tập cảnh cáo khi đưa ra bài phát biểu tại diễn đàn kinh tế Bác Ngao tại Hải Nam. Ông Tập không nhắc đến tên quốc gia nào, nhưng đông đảo giới quan sát cho rằng lời lẽ của ông là nhắm đến Bình Nhưỡng.
Lực lượng bán quân sự Trung Quốc dựng hàng rào gần cột mốc biên giới Trung - Triều ở tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc. Hàng chữ t♏rên mốc ghi : "Biên giới Trung -ℱ Triều". Ảnh chụp tháng 12/2012, AP. |
Nhiều chục năm trước, Trung Quốc và Triều Tiên đã xây đắp mối thâm tình dựa trên tương quan lịch sử và mối dây về ý thức hệ. Sự tồn tại của Triề🍎u Tiên ngày nay dựa vào sự giúp đỡ của Trung Quốc nhiều chục năm trước. Trong chiến tranh Triều Tiên, đội Chí nguyện quân mà Bắc Kinh điều sang giúp đỡ Bình Nhưỡng lên đến gần triệu ngꦯười. Nhưng qua thời gian, quan hệ giữa đôi bên có những lúc đi xuống.
"Kể từ khi Triều Tiên thử hạt nhân hồi tháng hai, không có bất kỳ liên lạc cấp cao nào được thực hiện v♕à mối quan hệ giữa đôi bên tương đối lạnh nhạt", giáo sư Tô Hạo của Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho biết.
Các sợi dây thân tình giữa Trung - Triều không còn bền chắc trở lại được như xưa sau cái chết của ông Kim Jong-il vào tháng 12 năm 2011, các nhà quan sát nhận xét. Khi Kim Jong-un lên nắm quyền, a🐻nh này không bày tỏ lòng kính tr✅ọng đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều, trong khi Bắc Kinh vẫn tài trợ cho Bình Nhưỡng lương thực và nhiên liệu, vẫn là nhà viện trợ lớn cho Triều Tiên.
"So với thời ông và cha của Kim Jong-un, hiện nay Trung Quốc có ít liên lạc cá nhân với nhà lãnh đạo trẻ này", Cheng Xiaohe, phó giámꦛ đốc Trung tâm🤪 Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Đại học Nhân dân Trung Hoa, nói.
"Khi người thanh niên trẻ tuổi này lên nắm quyền, anh ta muốn tỏ ra cứng rắn với Mỹ và Hàn 🔯Quốc, nhưng lại làm thế với cả Trung Quốc nữa".
Giờ đây một số học giả và nhà báo Trung Quốc côn📖g khai kêu gọi Bắc Kinh suy nghĩ lại chính sách đối với Triều Tiên.
Hồi tháng 2, tờ Financial Times bản tiếng Hoa công bố một bài ý kiến có tựa đề "Trung Quốc nên bỏ rơi Triều Tiên". Tác giả của nó, biên tập viên Deng Yuwen, cho rằng Bắc Kinh nên ủng hộ hai miền Triều Tiên thống nh😼ất. Ông Deng mất chức trong vòng 48 giờ sau khi các quan chức ngoại giao Trung Quốc có ý kiến phê phán bài báo này. Quan điểm của Deng nhận được sự đồng tình của nhiều người dùng mạng, nhưng nhìn chung vẫn ở thế thiểu số.
Đa số quan chức cấp cao của Trung Quốc muốn🤡 duy trì hiện trạng với Triều Tiên, vì các lý do thường thấy như: hàng triệu người tị nạn sẽ từ Triều Tiên đổ sang Trung Quốc một khi có biến, gây ra nhiều áp lực kinh tế và xã hội cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, một bán đảo Triều Tiên thống nhất có thể đứng về phe Mỹ, khiến Trung Quốc và Mỹ phải đối diện trực tiếp với nhau.
Tuy nhiên theo Tiến sĩ Cheng Xiaohe, những lo ngại đó có thể đã lạc hậu. "Trung Quốc là một quốc gia kỳ diệu, có nền kinh tế lớn và quân đội hiện đại",ꦓ ông Cheng nói. "Trung Quốc không sợ bị xâm lược hay bao vây bởi bất kỳ nước nào".
Trong bối cảnh hiện nay khi đang đối mặt với những vấn đề nội tại cũng như căng thẳng do tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc cần thời gian. Các vấn đề phát sinh từ Bình Nhưỡng hẳn k🍎hông được chào đón ở Bắc Kinh.
Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il (cha của Jong-un) duy trì mối quan hệ thân thiết với giới lãnh đạo Trung Quốc. Ôn💞g Kim bắt tay cựu Chủ tịch Trung Qu🍨ốc Hồ Cẩm Đào trong chuyến đi tới Cát Lâm tháng 8/2010. |
Các nhà ngoại giao Trung Quốc cố gỡ vấn đề bằng cách chấp nhận một nghị quyết của Hội đồng Bảo an với những lời lẽ cứng rắn và bổ sung biện pháp trừng phạt đối với Triꦏều Tiên, nhằm kiềm chế nước này. Nếu cách này không hiệu quả, những đòn khác sẽ được tung ra như giảm viện trợ nhiên liệu. Nhưng nếu cả việc giảm viện trợ cũng không ăn thua, thì các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh sẽ cảm thấy nhớ những ngày ổn định khi ông Kim Jong-il còn sống.
'Cơn nhức đầu'
Một số học giả Trung Quốc những ngày gần đây bì𝕴nh luận trên báo đại lục và Hong Kong rằng các lời đe dọa của Triều Tiên꧋ - yêu cầu người nước ngoài trên bán đảo sơ tán - là phóng đại nhằm củng cố vị thế của Bình Nhưỡng khi thương lượng với cộng đồng quốc tế.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên tại đại học Phục Đán Thượng Hải bác bỏ🔯 nguy cơ chiến tranh. Ông cho rằng những lời đe dọa của Bình Nhưỡng chẳng qua là tâm lý chiến nhằm dọa Mỹ và Hàn Quốc thôi.
Zhang Liangui, chuyên gia về Triều Tiên của Trường Đảng Trung Quốc, dự đoán "đến 7-80% khả năng chiến tranh sẽ xảy ra trên bán đảo Triề🌞u Tiên", và cho rằng Bình Nhưỡng thực sự muốn thống nhất bán đảo bằng 💧vũ lực.
Pang Zhongying, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân, đề xuất ý tưởng Trung𓆏 Quốc và Mỹ cùng hợp tác để hạn chế các hành động của Triều Tiên. Pang nói rằng Triều Tiên đang trở thành một "nỗi nhức đầu"🐻 và không còn quan tâm đến những lo ngại của Bắc Kinh nữa.
Trung Quốc hiện được nhiều bên, trong đó có Mỹ, trông đợi sẽ là nhân tố chủ chốt kiềm chế các hành động và đe dọa củ♒a Triều Tiên. Báo chí Mỹ từng phân tích những động thái nhỏ nhất của Bắc Kinh để đoán xem liệu Trung Quốc có quyết định thay đổi quan điểm với người láng giềng của mình, đặc biệt là từ 🅘sau khi Bắc Kinh đồng ý nghị quyết của Hội đồng Bảo an trừng phạt bổ sung Bình Nhưỡng. Và nếu những lời cảnh báo ông Tập đưa ra ở Hải Nam quả là nhắm đến Bình Nhưỡng, thì đây là những lời gay gắt nhất mà Trung Quốc từng công khai khi đề cập đến đồng minh láng giềng.
"Hòa bình, cũng như ánh nắng và không khí, hiếm khi được người ta nhận ra khi đang có", ông Tập phát biểu tại Hải Nam. "Nhưng không ai trong chúng t🌸a có th𓃲ể sống thiếu hòa bình".
Ánh Dương (theo BBC)