Chiều 21/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Theo đó, những hoạt động được đổi mới liên quan tới hầu hết các mặt như lập pháp, giám✃ sát, tổ chức kỳ họp, tiếp xúc cử tri...
Qua nhiều phiên thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như tại phiên họp toàn thể, việc bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm đã được các đại biểu tập trung v⛎ào các vấn đề về sự cần thiết tiến hành hoạt động này; đối tượng bỏ phiếu tín𒁏 nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm; quy trình thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo cấp cao được hoãn tới tháng 10. Ảnh: T.D. |
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và một ജsố văn bản khác đã quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Vì vậy, cần xây dựng quy trình thực hiện bỏ phiếu, lấy ph💮iếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Các đại biểu Quốc hội thống nhất giao Ủy ban Thường vụ Quốcඣ hội xây dựng qu🔜y chế quy định cụ thể đối tượng, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm và việc xử lý kết quả trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2012).
Theo nội dung bàn thảo trước đó, v🦩iệc bỏ phiếu, lấy phiếu tín nhiệm là một trong hai nội dung của giám sát. Các chức danh thuộc diệ𒊎n phải bỏ phiếu là những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Nhiều tranh luận liên quan tới đối tượ𝔍ng, cách thức, thời gian bỏ phiếu... đã được nêu ra tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như tại các phiên họp toàn thể.
Nguyễn Hưng