Ca sĩ lần đầu kể kỷ niệm nhân sinh nhật lần thứ 85 của nhạc sĩ, tối 28/2. Năm 1991, chị từ Hà Nội vào TP HCM để theo đuổi ca hát. Ca sĩ ở chung với bố - dịch giả Lê Văn Viện - trong căn nhà ở khu Văn Thánh, Bình Thạnh. Không gian nóng bức đến mức nhiều hôm, hai bố con phải đổ nước lên sàn đá hoa để nhiệt độ dịu bớt. Nghe Hồng Nhung than, nhạc sĩ hỏi thăm diện tích căn phòng, nhờ ước lượng công suất máy đi💃ều hòa.
Một hôm, chị nghe giọng nhạc sĩ phấn khởi thông báo qua điện thoại: "Hồng Nhung, máy lạnh đang tới hỉ, có người lắp luôn". Hỏi thăm, ca sĩ mới biết trước đó nhạc sĩ mời một chủ phòng triển lãm mua bức tranh của ông, thù lao là một máy điều hòa "hai ngựa". "Nhạc sĩ thường không có ý niệm gì về tiền bạc nên ít khi buôn bán, cꦰhỉ biết đổi tranh lấy máy lạnh tặng tôi. Hồi đó, một chiếc máy như thế quý không tಌưởng", chị hồi tưởng.
Hồng Nhung nói sinh thời, Trịnh Công Sơn hồn nhiên như trẻ thơ. Ông thích những điều nhỏ nhoi, từ chiếc bật lửa hiếm đến cái áo mới. Thường săn những món quà độc đáo tặng mọi người, có lần, ông gọi điện cho chị, háo hức khoe "có cái ni 🐭từ Singapore hay lắm". Gặp nhau, nhạc sĩ rút ra một chiếc bàn chải được thiết kế với kiểu dáng lạ, thanh cầm màu đỏ còn sợi đánh răng màu đen. "Đó là nét trẻ con, đáng yêu trong anh. Nhiều khi, người khác thấy chẳng đáng quan tâm mấy, với anh lại dễ thương, đầy giá trị", chị nói.
Nhờ Trịnh Công Sơn, Hồng Nhung biết cách thưởng thức cuộc sống ở những góc độ giàu mỹ cảm. Nhạc sĩ thích những người viết chữ đẹp, thườ🐷ng khen chữ chị nắn nót. "Mọi người hay bảo tôi quá điệu, nhưng tôi chấp nhận cái điệu đó để lúc nào cũng được đẹp𝓰, ít nhất là trong mắt mình. Như anh Sơn", Hồng Nhung cho biết.
Theo Hồng Nhung,🃏 nhiều người tưởng nhạc sĩ khó tính, kỳ thực ông sống xởi lởi, thoải mái. Có lần, khi chị cùng ông đi ăn nhà hàng, một ca sĩ nghiệp dư hát sai hết lời nhạc Trịnh. Sau khi cô này hát xong, ông gọi xuống, nhỏ nhẹ nói: "Hát rất hay". Trịnh Công Sơn chưa bao giờ soi lỗi hát nhầm ca từ, sai nốt nhạc bởi cho rằng người khác hát nhạc của ông đã là một điều đáng quý.
Với ca sĩ, chùm ba ca khúc ông viết tặng - Bống bồng ơi, Bống không là bống, Thuở bống là người - là gia tài âm nhạc chị suốt đời mang theo. Năm 1993, một lần giận nhau, chị trở về thủ đô mà không thông báo cho ông. Lâu ngày không thấy Hồng Nhung tới chơi, nhạc sĩ gọi cho bạn thân ca sĩ, được cho biết "Bống" đã đi Hà Nội. Đó là lần đầu ông nghe đến nick-name "Bống", vốn là tên gọ🌱i ở nhà của chị.
Nhạc sĩ ngồi vào bàn viết ca khúc Bống bồng ơi, nhờ một người bạn đem ra đưa tận nhà Hồng Nhung. Ca sĩ mở tờ𝔉 giấy gấp tư được kẻ sẵn khung nhạc: "Nắng vàng em đi đâu mà vội/ Mà vội nắng vàng nắng vàng ơi". "Anh ví tôi là nắng vàng, vì anh thích vẻ đẹp của nắng. Nắng đẹp là thế, nhưng không sao nắm bắt được, chỉ có thể nhìn ngắm thôi", ca sĩ nói.
Dịp sinh nhật ông, ca sĩ giới thiệu bản digital của đĩa than Bống là ai, gồm các ca khúc nhạc Trịnh hát theo lối blue jazz. Thời mới thể hiện nhạc Trịnh, Hồng Nhung vấp phải nhiều lời chê từ công chúng song được ông bênh vực, cho rằng ca sĩ thể hiện hơi thở của thế hệ mới. Một lần, nghe chị ngâm nga ca khúc Còn mãi tìm nhau theo tiết t🥂ấu jazz, ông tấm tắc khen, ဣkhuyến khích chị làm một album với thể loại này.
Ý tưởng bị bỏ dở đến năm 2021, khi Hồng Nhung kẹt ở Pháp vì Covid-19. Gặp một số cộng sự ăn ý như nhà sản xuất Jean-Sébastien Simonoviez (Pháp), nghệ sĩ guitar Nguyên Lê (Pháp), tay trống Joël Allouche (Algeria), chị quyết tâm thực hiện album, phối lại các ca khúc nhạc Trịnh kinh điển: Ru ta ngậm ngùi, Như cánh vạc bay, Cuối cùng cho một tình yêu.
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sinh năm 1939 tại Đăk Lăk, mất ngày 1/4/2001. Ông để lại hơn 600 ca khúc, trong đó khoảng 236 bài hát được phổ biến. Nhạc Trịnh thấm đẫm chất triết lý, nhân văn, hồn hậu, nồꦫng nàn, là tình yêu lớn dành cho con người, quê hương Việt Nam và ca ngợi hòa bình. Nhiều tên tuổi gắn liền nhạc của ông như: Khánh Ly, Tuấn Ngọc, Hồng Nhung, Cẩm Vân, Hồng Hạnh, Quang Dũng, trong đó Khánh Ly là giọng hát biểu ꧑tượng.
Hồng Nhung tên đầy đủ là Lê Hồng Nhung, 54 tuổi. Đi hát từ thập niên 1980, chị thành công với các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Dương Thụ, Trần Tiến, Phú Quang, Quốc Trung, Thanh Tùng. Các album tiêu biểu của Hồng Nhung là Đoản khúc thu Hà Nội (1997), Bài hát ru cho anh (1998), Ngày không mưa (2002), Thuở Bống là người (2003), Khu vườn yên tĩnh (2004). Cuối năm 2017, chị tái ngộ khán giả với album về Hà Nội Phố à phố ơi. Năm 2020, ca sĩ ra mắt CD Tuổi thơ tôi - album gồm các bài thiếu nhi phổ biến như Ngày đầu tiên đi học, Chú ếch con, Đếm sao.
Mai Nhật