- Tại sao anh không trở về vào thập niên 1990, khi cái tên Trịnh Nam Sơn đang hot ở cả hải ngoại và trong nước mà chọn thời điểm này - lúc nhiều khán giả cũ đã quên và nhiều khán giả mới không biết tới mình - để làm liveshow xuyên Việt?
- Bây giờ tôi cố gắng làm hot lại (cười). Nói đúng ra khi tôi nổi tiếng, việc trở về khó khăn, tôi cũng không biết cách nào để tạo dựng hình ảnh ở Việt Nam. Lúc này mọi chuy🐻ện dễ dàng hơn dù tôi biết cái tên mình đã phần nào trở nên xa lạ.
Thực ra đây không phải lần đầu tôi 🤪về nước nhưng mỗi lần về có một hoàn cảnh khác, một không khí khác. Tôi cảm thấy rất vui và hồi hộp vì được hợp tác cùng đông đảo✃ nghệ sĩ trong nước. Ban đầu, tôi chỉ định làm show ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, nhưng để cho đúng cái tên liveshow xuyên Việt, tôi đã xin tổ chức thêm một đêm nhạc nữa ở Đà Nẵng.
- Chương trình của anh giá khá mềm, tương đương với của một ca sĩ trong nước, trong khi vé đêm nhạc của ca sĩ hải ngoại về Việt Nam (nhất là lần đầu), thường ở mức trên trời. Đôi khi mức giá cũng cho thấy đẳng cấp, sức hút của người ca sĩ. Anh nghĩ sao khi giá của mình lại bình dân như thế?
- Tôi không nghĩ tới chuyện đẳng cấp bởi điều đó để khán giả tự cảm nhận. Tôi chỉ quan trọng làm cách nào để chuyển tải âm nhạc tới công chúng. Tôi nghĩ Ban tổ chức có thể đồng ý 🧜với tôi rằng, mức giá đưa ra làm sao để vừa không lỗ, vừa giúp người xem có thể thưởng thức trọn vẹn những gì họ muốn nghe. Nếu đánh giá âm nhạc🌞 trên giá trị tiền thì thực sự điều đó không còn ý nghĩa.
- Trước anh có Bằng Kiều, sau anh có Khánh Ly đều về Việt Nam làm liveshow xuyên Việt. Anh bị sức ép gì từ hai tên tuổi này?
- Việc ca sĩ hải ngoại về nước bay sô là điều tất yếu vì Việt Nam có hơn 80 triệu dân, số khán giả của chúng tôi ở đây chắc chắn nhiều hơn hải ngoại. Hơn nữa điều mong muốn của các nghệ💮 sĩ là phổ biến rộng khắp hình ảnh của mình.
Tôi không bị sức ép𝓀 vì theo tôi, mỗi nghệ sĩ có một chỗ đứng, một thế mạnh riêng. Tôi rất vui với việc Bằng Kiều, Khánh Ly về nước diễn lần này. Nếu có mặt ở Việt Nam sớm, tôi cũng muốn đi coi liveshow của Bằng Kiều và tôi hy vọng sẽ được chứng kiến sự xuất hiện của chị Khánh Ly trong thời gian sắp tới.
- Vậy còn sức ép của chính Trịnh Nam Sơn trong quá khứ ra sao? Khán giả từng yêu mến Trịnh Nam Sơn đã quen thuộc với hình ảnh một chàng ca sĩ lãng tử ôm cây đàn guitar trên sân khấu. Còn hiện tại, theo thời gian, ngoại hình và giọng hát của anh đã không còn như ngày xưa.
- Tôi nghĩ rằng vẻ ngoài tôi vẫn ổn bởi mỗi thời điểm, hình ảnh của mình 🍒có sự khác nhau. Trước đây là "tóc ngang bờ vai", hiện tại là "tóc gió thôi bay" (cười). Ngày xưa mình năng động, bây giờ mình trầm tĩnh hơn.
Giọng hát của tôi cũng thay đổi. Tôi có sự tập luyện hàng ngày nên chất giọng càng thấp hơn, trầm hơn. Tôi tận dụng sự bản năng cùng với những gì tập luyện được 🃏để không làm mất đi những âm hưởng cũ nhưng phù hợp với sáng tác mới. Bây giờ với tôi, âm nhạc là "nghiệp" chứ không còn là "nghề". Vì vậy, dù tuổi tác thế nào tôi cũng không bỏ được.
- Anh từng chinh phục các cô gái bởi vẻ mã thượng, ngạo tình. Theo thời gian khi sự sôi nổi của người đàn ông không còn như xưa, các sáng tác của anh có vì thế mà thay đổi?
- Sáng tác xưa của tôi có những bài là về chuyện tình của mình, có những bài dựa trên cảm hứng về câu chuyện của bạn bèꩲ, người thân, thậm chí có những bài là hư cấu, tưởng tượng. Tuy nhiên tôi nghĩ, nếu hai người không thể đến với nhau như mong muốn thì mình nhìn chuyện ở góc độ lạc quan sẽ tươi đẹp hơn. Thành ra đời tôi, tôi luôn cố gắng thay đổi tâm trạng của mình theo chiều hướng tích cực nღhất.
Con đường màu xanh là bài hát điển hình của tôi. Con đường ở đây chính là cách sống - tình yêu không còn nhưng con đường vẫn thênh thang chứ không hề🎃 chấm dứt. Màu xanh là hy vọng, là🅘 sự đẹp đẽ. Nếu cách sống của mình tươi đẹp thì dù trải qua trắc trở, mình có thể làm mọi khó khăn nhỏ đi để vượt qua.
Hiện tại, bên cạnh dòng nhạc tình, tôi còn viết khí nhạc, nhạc cổ điển vì xuất thân của tôi là nhạc jazz. Tôi cũng sáng tác nhiều bài hát về quê hương, đất nước và nhờ bạn gái viết lời cho mình như: Việt Nam non sông gấm hoa, Mây và dòng sông, Cội nguồn... Tôi sang Mỹ năm 1975, Giáng Tꦜiên rời Việt Nam muộn hơn tôi - năm 1988 - nên cô ấy có hiểu biết và nhiều kỷ niệm hơn.
- Anh theo đuổi hai nghề nghiệp hoàn toàn khác biệt. Một ngành bay bổng là ca sĩ, nhạc sĩ, một ngành thực tế và vật chất là địa ốc. Anh làm sao để cân bằng mình?
- Đúng là tôi làm những ngành hoàn toàn không ♉liên quan tới nghệ thuật. Trước đây là lập trình viên và hiện tại là thẩm định viên bất động sản kiêm tài trợ địa ốc. Khi dính tới nhạc là tôi không còn nhớ tới công việc. Bạn gái tôi chung ngành địa ốc nhưng hiểu nhiều về âm nhạc và thường giữ tôi ở thế cân bằng, khuyên tôi thời điểm nào nên làm gì. Cô ấy và tôi quen nhau, yêu nhau cũng bằng âm nhạc. Khi ấy, Giáng Tiên ở trong hội từ thiện, tôi được mời đến dự sự kiện của hội qua một người bạn. Khi gặp, hai đứa nói chuyện về âm nhạc rất hợp bởi cô ấy cũng biết chơi piano và có làm thơ.
- Người phụ nữ này đã gắn bó với anh nhiều năm trời. Vì sao mối quan hệ của anh và cô ấy vẫn chưa đi đến một nấc thang mới?
- Tôi trân trọng người phụ nữ thẳ🦩ng thắn và thông minh. Tôi cảm thấy may mắn khi có người hỗ trợ mình về tinh thần. Sự ổn định người phụ nữ mang tới cho người đàn ông là sự phân tích đúng sai. Nhiều đàn ông thường vô tâm không để ý lời phụ nữ. Phải vấp váp vài lần mới nhận ra cái lý của họ.
Tôi và Giáng Tiên đã ở bên nhau mười mấy năm, nếu người phụ nữ của tôi cần sự chứng nhận của giấy tờ - tôi luôn sẵn sàng. Việc đó với tôi không khó kh❀ăn nhưng tôi cho rằng, thông hiểu nhau quan trọng hơn hợp thức hóa bằng luật pháp.
- Anh lựa chọn vậy do ảnh hưởng của lối sống Mỹ hay bởi chính bản thân anh từng trải qua đổ vỡ nên thấy hôn nhân không còn cần thiết cho mình?
- Khi tới một tuổi nào đó, bạn sẽ hiểu cách sống nào phù hợp nhất với mình. Tôi và Giáng Tiên cùng quan niệm: Quan trọng là làm sao giữ được mối quan hệ chứ không phải làm sao để ràng buộc nhau. Tôi và cô ấy, người nào cũng từng trải qua đổ vỡ, cũng từng có con cái nên sự đồng cảm dành cho nhau càng nhiều. 💜Những người như chúng tôi biết trân trọng và giữ gìn tình cảm hơn. Theo tôi đó là một điều tốt.
- Nhưng có khi nào anh nghĩ người phụ nữ đang ở cạnh anh sẽ chịu thiệt thòi khi trái tim đa tình của người nghệ sĩ trong anh bị rung động bởi những cô gái trẻ trung, xinh đẹp hơn?
- Mọi người cho rằng khi nhạc sĩ viết nhiều nhạc tình thì hành trang của họ cඣũng có nhiều cuộc tình nhưng thực sự không phải thế. Tôi chỉ có một, hai cuộc tình nhưng tôi viết các bài hát dựa vào từng giai đoạn của tình yêu. Nghệ sĩ đa tình nhưng tình thì không đa. Lúc nào họ cũng thấy mình có cảm xúc yêu đương, gần gũi với ai đó để tìm chất xúc tác cho sáng tác chứ không nhất thiết phải đeo đuổi thực. Và nếu thật sự có đeo đuổi thì cũng không nhất thiết là để cho sáng tác.
Tôi tự thấy mình là người khá mẫu mực. Hiện tôi và bạn gái 𝓡khá vui vẻ, hạnh phúc. Tới tuổi này, tôi cho rằng ch🎃uyện tình cảm có duyên thì tới và cố gắng giữ cho đẹp, như thế có ý nghĩa hơn là việc nay nhìn cô nọ, mai nhớ cô kia.
- Trong đêm nhạc của anh, liệu Giáng Tiên có cùng lên sân khấu?
- Thường thì tôi không cho phép cô ấy l𓆉ên. Luôn luôn tôi muốn cô ấy là người giấu mặt bởi cái gì mình quý thì phải cất giữ,♉ không đem ra ngoài khoe được. Nếu bạn đề nghị tôi chụp ảnh cùng cô ấy, cô ấy cũng sẽ từ chối bởi bản tính cô ấy thích đứng trong bóng tối hơn.
Trước nay, người ta ít biết về tôi bởi tôi giấu giếm giỏi. Đúng ra tôi ngại nói chuyện về gi𓆉a đình và chỉ cởi mở về âm nhạc.
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Lâm Anh