Thừa ủy quyền của Thủ tướng, ngày 10/10, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung ký tờ trình gửi Quốc hội dự án Luật Bảo hiể🐽m xã hội sửaꦕ đổi. Chính phủ trình hai phương án rút BHXH một lần, nêu rõ ưu - nhược.
Phương án một, rút BHXH một lần được giải quyết với hai nhóm lao động. Nhóm một là người tham gia trước khi Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực (dự kiến 1/7/2025), sau 12 tháng nghỉ việc và có nhu cầu thì được rút BHXH một lần. Nhóm hai là người bắt đầu đi làm và tham gia hệ thống từ sau ngày 1/7/2025 sẽ không được rút BHXH một lần, tr🔯ừ trường hợp theo quy định.
Phương án này không thay đổi so với dự thảo trước đây, song Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tính toán từ năm 2030 số người rút sẽ giảm một nửa so với giai đoạn qua, tiếp cận dần thông lệ quốc tế để lao động thụ hưởng tối đa quyền lợi khi đến tuổi nghỉ hưu. Theo 🎉thống kê, sau bảy năm thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, hơn 4,5 triệu người đã rời hệ thống an sinh và chỉ có 1,3 triệu trong số này trở lại đóng tiếp.
Cơ quan soạn thảo đánh giá phương án một có thể nhận được sự đồng thuận của lao động vì 17,5 triệu người tham gia hệ thống trước tháng 7/2025 vẫn có thể rút một lần. Nhược điểm là ꦛchậm mở rộng diện bao phủ và dễ làm dấy lên sự so sánh giữa người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực.
Phương án hai lao động được giải quyết 50% tổng thời gian đóng vào Quỹ hưu trí tử tuất, phần còn lại được bảo lưu trong hệ thống để sau này hưởng chế độ. Chính sách áp dụng với lao động đóng bảo hiểm dưới 20 năm mà sau 12 tháng không thuộc diện tham gia khu vực💃 bắt buộc lẫn tự nguyện, muốn rút một lần.
Phương án này đáp ứng nhu cầu tài chính trước mắt của người lao động và giữ họ ở lại hệ thống an sinh để hưởng lương hưu. Song cơ quan soạn t﷽hảo không lý giải cơ sở của việc giải quyết 50% quyền lợi, dù trước đó Ủy ban Xã hội - cơ quan thẩm tra dự luật, đã hai lần đề nghị làm rõ.
Hồi tháng 9 khi góp ý cho dự luật, Ủy ban Xã hộiꦇ cho rằng nên tích hợp hai phương án để chọn hướng tối ưu theo lộ trình giảm dần mức 🙈hưởng, tiến tới hạn chế rút một lần. Nếu thực hiện ngay và giảm mức hưởng xuống 50% có thể gây phản ứng chính sách.
Thống kê giai đoạn 2016-2021, khoảng 99% lao động rút một lần sau một năm ngừng đóng và phần lớn làm việc tron🌳g doanh nghiệp. Theo cơ quan quản lý, lao động khối🅠 tư nhân và FDI chịu áp lực công việc lớn nên thường có tâm lý "nhảy việc". Họ thường chọn nhận trợ cấp thất nghiệp hoặc hưởng BHXH một lần trong thời gian tìm kiếm việc làm mới.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tಞháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
Hồng Chiêu