Tại 🍸Diễn đàn doanh nghiệ🍎p Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2018 ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, hồ sơ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đang được tích cực chuẩn bị và sẽ trình Quốc hội phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm, vào tháng 10.
Việc Việt Nam sớm thông qua CPTPP nhận được đồng tình từ phía đại diện các doanh nghiệp, nhóm công tác thuộc VBF tham dự diễn đàn. Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệ𝄹p Việt Nam (VCCI) cho rằng, tận dụng triệt để các lợi thế xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do là một trong những giải pháp để xuất khẩu Việt Nam tìm được con đường riêng, ꦏổn định trong bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp.
Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp đề xuất Chính phủ tiến hànhꦏ các thủ tục phê chuẩn CPTPP, tốt nhất là vào kỳ họp Quốc hội cuối năm nay để hiệp định này sớm có hiệu lực với Việt Nam. Chính phủ, doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thực hiện các cam kết về thể chế, hàng hóa (thuế quan, quy tắc xuất xứ) ngay khi CPTPP có hiệu l🐬ực.
Với cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài, việc CPTPP sớm được✨ Việt Nam phê chuẩn là "tin đáng mừng"ℱ.
Bà Ors⛦olya Grove - Nhóm Công tác Đầu tư và thương mại của VBF cho biết, nhóm ủng hộ Việt Nam sớm phê c𓂃huẩn CPTPP. "Mỗi hiệp định đều mở ra các cơ hội, và cùng nhau, các hiệp định đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội lớn hơn nữa. CPTPP với 11 thành viên của TPP trước đây sẽ tạo ra sự tăng trưởng, việc làm và sự phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững khắp khu vự𒊎c", bà Orsolya nhꦆận xét.
Dù Mỹ không còn là thành viên của CPTPP sau quyết định rút lui của Tổng thống Donald Trump, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham) vẫn nuôi hy vọng nước này sẽ sớm quay trở lại với hiệp định. Động thái gần đây của🍎 ông Trump chỉ đạo các cố vấn thư🀅ơng mại xem xét lại hiệp định càng nhóm lên hy vọng với doanh nghiệp Mỹ.
"Nếu Tổng thống thật sự muốn quay trở lại thảo luận về TPP, đây sẽ là tin tốt cho cá♍c công ty, nhà đầu tư và người tiêu dùng hai nước", ông Michael Kelly - Chủ tịch AmCham nಌói.
Tháng 3/2018, sau nhiều năm đàm phán với hàng loạt thách thức, 11 quốc gia đã chính thức ký kết CPTPP tại Chile. Để có hiệu lực, CPTPP cần được í✅t nhất 6 nước thành viên phê ch🎐uẩn.
"TPP không có Mỹ" vẫn mở ra một sân chơi mới với quy mô thị trường chiếm khoảng 13,5% GDP toàn cầu và bao trùm thị trường gần 500 triệu dân. Hiệp định này cũng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các ꦯnghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới. Trong số các nghĩa vụ được tạm hoãn, các nước đồng ý để Việt Nam miễn thực thi một số cam kết quan trọng liên quan đến sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm của Chính phủ, dịch vụ tài chính, viễn thông...
Tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ tăng 1,1% vào năm 2030, 1🌺00% các sắc 🦋thuế sẽ về 0% sau 7-10 năm... nếu CPTPP có hiệu lực.
Anh Minh