Phần lớn các cuộc dự đoán đều cho rằng Anh sẽ ở lại. Đồng bảng Anh và thị trường chứng khoán vẫn lên điểm với tỷ lệ dự báo lên đến 75% cho 🌼khả năng ở lại. Thậm chí, những người bầu cho Anh rời đi cũng cho rằng đây là một cuộc trưng cầu mang tính hình thức.
Hôm nay tôi có👍 việc bận nên ở lại văn phòng xuyên đêm, đồng thời theo dõi kết quả trực tiếp của cuộc trưng cầu. Phe “Ở lại” dẫn điểm, rồi đến lượt phe “Ra đi” dẫn điểm. Có lúc, phe “Ra đi” dẫn điểm khá lâu v🦄ới khoảng cách mấy chục nghìn phiếu. Rồi khoảng cách tăng dần lên. Và những con số không tưởng đang nhảy múa trên màn hình. Brexit đang thực sự xảy ra.
Mấy tiếng sau, khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ bên ngoài khung cửa văn phòng, khi tiếng râm ran của ngày mới bắt đầu, Brexit trở thành hiện thực. Tỷ lệ cuối cùng là 51ꦇ,9% chọn “Ra đi” và 48,1% chọn “Ở lại”.
Châu Âu và toàn bộ thế giới chấn động với kịch bản không ngờ đến này. Trong khi kết quả kiểm phiếu vẫn tiếp tục thì đồng bảng Anh đã lập tức rớt điểm xuống 10% so với đồng đô la, thấp nhất kể từ 1985. Chỉ số FTSE được dự báo tụt xuống 6% ngay trong phiên mở cửa sáng Thứ Sáu, kéo theo hàng chục tỷ bảng Anh biến mất khỏi thị trường chứng khoán. Thủ tướng Cameron tuyên bố sẽ từ chức. Thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon, rục rịch kêu gọi một cuộc trưng cầu về ngày Độc lập của Scotland, nhằm tách khỏi UK. Tiếp theo, Thủ lĩnh Đảng chính trị Sinn Fein ở Bắc Ireland, ông Declan Kearney, cũng lên tiếng về sự ra đi của nước này khỏi UK. Thậm chí, hàng nghìn người cũng đang kêu gọi ông Sadiq Khan, thị trưởng ng♛ười Hồi giáo đầu tiên của London, cũng là một người ủng hộ rất mạnh mẽ cho việc ở lại với EU, tuyên bố độc lập cho thành phố này ra khỏi UK. Các thị trường tài chính lớn như Trung Quốc, Australia, cả Mỹ và đặc biệt là châu Âu đang gấp rút lên kế hoạch bảo vệ thị trường để tránh những cú sốc và sự sụp đổ liên hoàn. Tất cả sự chú ý dồn vào việc Ngân hàng Anh (Bank of England) sẽ phản ứng thế nào để cứu vãn sự tụt giá của đồng bảng Anh và của cả nền kinh tế 🃏nước này.
Hệ quả nói trên dường như bước đầu làm người Anh hối hận. Một số người đã ủng hộ “Ra đi” cho biết họ cảm thấy thất vọng với kết quả và nếu có cơ hội lần nữa thì sẽ chọn “Ở lại”. Chỉ sau một đêm, họ đã không còn giữ được quyết định của mình, một quyết định mang tính sống còn. Họ bị tác động bởi sự lôi kéo của các bên vận động. Các trang truyền thông lớn như Financial Times cố gắng phân tích về tính pháp lý và tính chính trị của kết quả cuộc trưng cầu để tìm ra một kꦇhả năng đảo ngược, thậm chí là bác bỏ kết quả này.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng kết quả của cuộc trưng cầu là không thể thay đổi. Thủ tướng Cameron đã cảnh báo trong các cuộc vận động trước đó. Lãnh đạo của Liên minh châu Âu và các nước châu Âu cũng tuyên bố tôn trọng kết quả và cho rằng sẽ không có giải pháp đặc biệt cho kết quả này, hàm ý rằng nước Anh chắc chắn sẽ rời 𝐆khỏi châu Âu trong các bước đi pháp lý tiếp theo. Việc của Liên minh châu Âu là chuẩn bị cho một tương lai không còn nước Anh nữa.
Lập luận chủ yếu của phe “Ở lại” l🌃à lý do kinh tế. Rời khỏi châu Âu sẽ là cú đánh mạnh vào kinh tế nước Anh, làm cho rất nhiều người Anh mất việc. Phe ủng hộ cho “Ra đi” chủ yếu nhấn mạnh vào tính độc lập, chủ nghĩa dân tộc của người Anh. Đồng thời họ cho rằng việc ở lại với châu Âu sẽ là gánh nặng của nước Anh khi phải chia sẻ với các quốc gia kém phát triển hơn, cũng như là khả năng đối mặt cuộc khủng hoảng di cư từ Trung Đông xuất phát từ việc Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực gia nhập EU. Khá nhiều chỉ trích lẫn nhau giữa hai bên về việc ngụy tạo thông tin nhằm đánh lừa cử tri, đặc biệt là đối với khả năng Thổ Nhĩ Kỳ vào EU.
Kết quả trưng cầu đã cho thấy một sự chia rẽ rõ ràng trong toàn Vương quốc. Những người trẻ tuổi và có học vấn cao chọn ở lại, những người lớn tuổi chọn ra đi. Scotland chọn “Ở lại”. England chọn “Ra đi”. Tuy nhiên, ở England thì những thành phố đại học nổi tiếng như Cambridge và Oxford, cũng như là thủ đô London, là những nơi không muốn “Ra đi”. Cử tri đến từ các trường đại học ở UK hầu như không muốn tách khỏi EU. Tuyên bố của Hội sinh viên Đại học Birmin𒁏gham cho biết, họ rất thất vọng với kết quả. Các trường đại học hàng đầu của UK đều phản ứng giống như cách xử lý một cuộc khủng hoảng khi đồng loạt đưa ra thông báo nhấn mạnh rằng họ sẽ vẫn là một trường đại học châu Âu và sẽ làm mọi cách để không thay đổi điều đó.
Đại học Aston, nơi tôi đang theo học PhD, cũng đưa ra một thông báo trấn a🎐n về hệ quả của Breꦿxit và hứa hẹn đảm bảo mọi lợi ích của sinh viên trong vòng hai năm tới cho đến khi nước Anh không còn là thành viên chính thức của EU.
Tron🐽g một workshop chuyên ngành trước hôm trưng cầu, tôi hỏi ý kiến của một giáo sư nổi tiếng của trường về những gì đang diễn raᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ. Ông chỉ trả lời ngắn gọn: “Đó là một trò chơi chính trị”.
Hôm nay thì trò chơi chính trị ấy đã có một kết quả không hề đơn gi💜ản. Dù muốn hay không thì kết quả cuộc trưng cầu này cũng chính là hệ quả chính trị buộc phải chấp nhận của một trong những nền dân chủ lâu đời nhất thế giới.
Thủ tướng Cameron đã trả giá cho canh bạc chính trị của ông, còn nước Anh thì sao? Tương lai của nước Anh sẽ thế nào sau cuộc “ly dị” này? Đó là 𝔉một câu hỏi mà có lẽ không nhiều người có thể trả lời. Vì điều này không chỉ là một sự chia tách của nước Anh ra khỏi EU, mà còn chính là một sự chia rẽ lớn lao khác có thể dẫn đến những đổ vỡ tiếp theo chính trong lòng vương quốc này.
Lê Đức Tiến