Khi cả gia đình l෴ần lượt hứa hẹn sẽ sống chết với nghề giáo trước bàn thờ trong ngày giỗ nội, thì Hiệp đã thẳng thắn lên án thái độ sống cam chịu của anh Hai và chị Ba. Chấp nhận ra đi vì sự phản đối kịch liệt của cha, anh tuyên bố sẽ tạo dựng s꧂ự nghiệp bằng con đường kinh doanh. Hiệp cũng là người từng đứng lên "góp ý xây dựng" với thày trong lớp học, viết lời tỏ tình với cô bạn cùng lớp ngay trên bức tường, vốn được coi là vật lưu niệm "bất khả xâm phạm" của nhà trường...
Một cảnh trong Trò đời. |
Sang bước rẽ mới, vào làm việc tại một công ty nh🌜à nước sau ngày tốt nghiệp đại học, nhiều thử thách mở ra trước mắt chàng trai trẻ. Anh phải cạnh tranh với những người kém tài nhưng "khéo lé༒o" trong ứng xử, "lãnh" hậu quả từ sự xảo trá của người bạn thân, trở thành kẻ "siêng năng quá mức" trong một doanh nghiệp làm ăn trì trệ... Sự "rồ dại" cuối cùng, khi đường thăng tiến đã bày sẵn, Hiệp từ chối kết hôn với Vân, bạn học, cũng là con gái của giám đốc công ty.
Sự cương trực, phản kháng dũng cảm của Hiệp, con đường tiến thân không luồn cúi xứng đáng để anh được mọi người coi là một thanh niên thành đạt. Nhưng Trò đời không chỉ có vậy. Cuộc sống của mỗi người không chỉ là sự nghiệp mà còn có những thứ cao quý cần hướng đến, cuộꦇc sống gia đình là một trong những giá trị đó.
Xem kịch, chắc🉐 rằng không ít người trẻ lập nghiệp ở thành phố tìm thấy mình ở đâu đó trong Hiệp: Tự tin vào tài năng của mình, thẳng bước trên đườn🅺g xây dựng sự nghiệp, nhưng lại vô tình bỏ quên những điều giản dị khác, món quà quê, tình thương của mẹ, những dòng thư dành cho người yêu...
Không chỉ vậy, vở kịch còn là một sự cảnh báo cho tính thiếu tự chủ của không ít người trẻ tuổi.♐ Bất tài, thêm vào sự thiếu bản lĩnh đã biến Trang, bạn học của Hiệp thành một kẻ cơ hội, xảo trá trong cuộc mưu sinh với quy luật "Voi còn thì ngựa trâu không thấy mình lớn", như lời của một nhân vật tro🌳ng kịch.
Cái kết của Trò đời khá trọn vẹn và đủ lắng đọng. Hiệp nhận ra mình đang chông chênh vì hình như con đường anh đi vẫn còn thiếu điều gì đó... Niềm động viên cuối cùng mà chàng trai trẻ nhận được sau bao nỗ lực của mình khô🐠ng phải là sự nghiệp trong kinh doanh mà chính là vòng tay ấm áp của cha mẹ, trong lúc anh đang hoang mang với chính bản thân mình.
Trò đời vẫn còn nhiều chi tiết "đáng bàn", như cô người yêu nết na, hiền hậu của Hiệp không mảy may cắn rứt khi bỏ cậu em để đến với người anh, hoặc màn tiếng Nhật khiên cưỡng khi diễn viên không thể thoại quá dài. Dàn diễn viên trẻ vào vai cũng chưa hoàn toàn thuyết phục... Nhưng vở kịch đã thể hiện sự "mát tay" của cả đạo diễn và tác giả kịch bản bởi ý tưởng mới lạ. Chọn cách đặt vấn đề nhẹ nhàng, tự nhiên, chuyển tải ý tứ gọn, sâu sắc, Trò đời mang đến cho giới trẻ bài học thật ý nghĩa, "dễ xem", k♛hông nặng triết lý.
Trên "mảnh đất" khá màu mỡ này, dù mới đảm vai chính, Hòa Hiệp trong nhꦡân vật cùng tên của kịch, cũng thể hiện hoàn toàn thuyết phục. "Bản lĩnh, tự tin nhưng cũng có cả chút thơ ngây", đạo diễn Chánh Trực nhận xét về diễn xuất của anh.
Hò🤪a Hiệp ngày càng trưởng thàn🦩h qua nhiều vai diễn. |
Trò đời được Chánh Trực dàn dựng vừa vặn trong 2 tuần, thể hiện quyết tâm với chính kịch của bà bầu Hồng Vân. Đây cũng là lần đầu anh dựng vở cho sân khấu Phú Nhuận. Tuy nhiên, đạo diễn trẻ này đã có "kha khá" kinh nghiệm qua thành công của 2 vở kịch truyền hình và một vở sân khấu khác. Giữa 2 bờ sương khói của anh từng giành huy chương vàng tại Hộ☂i diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2004.
Đỗ Duy