Tuần trước, báo chí quốc tế đồng loạt đưa tin các chính trị gia châu Âu bị lừa bởi những kẻ "thích chơi kh🔴ăm" đến từ Nga. Các nghị sĩ của Anh, Latvia, Lithuania, Estonia đều kết nối video với một kẻ mạo danh chính trị gia Leonid Vo꧟lkov của Nga.
"Như các chính trị gia kể lại, họ đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo kỹ thuật số. Một kẻ đã sử dụng công nghệ deepfake để lừa họ", The Verge viết. "Video lừa đảo được tạo ra chỉ p🔯hức tạp hơn trang điểm một chút, cộngꦗ thêm góc máy được làm mờ một cách "nghệ thuật".
Vladimir Kuznetsov và Stolyarov - nhóm tạo ra các video giả trên - cho biết họ đã tìm được một người đàn ông có nét giống Leonid Volkov và bắt đầu "trò đùa deepfake" với các chính trị gia châu Âu. Thﷺậm chí, nhân vật ảo này còn tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp trê꧋n truyền hình Latvia.
Hai người Nga này bắt đầu trò đùa bằng cách gọi điện và gửi email cho cꦐác chính trị gia từ địa chỉ giả mạo. Họ dùng ảnh thật của Volkov làm hình đại diện và tìm cách sắp xếp các cuộc gặp qua video. "Không mất quá nhiều thời gian để trông giống Volkov t🅘hật. Chỉ cần một chút đạo cụ, màu sắc là đủ", Stolyarov nói.
Trong quá khứ, Kuznetsov và Stolyarov từng nhiều lần thực hiện cuộc gọi lừa đảo đến những người nổi tiếng như Justin Trudeau, Elton John, Bernie Sanders, Lindsey Graham và Boris Johnson. "Chúng tôi chơi khăm các quan chức cấp cao và những người nổi tiếng.🍎 Chúng tôi tạo ra nhiều niềm vui rồi công bố nóꦐ lên mạng xã hội", đại diện nhóm này nói.
Theo The Verge, điều nguy hiểm của những trò đùa này là mối liên hệ của nó với deepfake - công cụ do AI tạo ra - có thể bị lạm dụng một cách dễ dàng. Những năm trở lại đây, các chuyên gia an ninh mạng đã cảnh báo về cái gọi là "thời kỳ khải huyền", nơi công chúng không thể phân biệt được đâu là các nội dung số thật và giả. Mặc dù "bóng ma deepfake" chưa thật sự nguy hiểm đến mức "thảm khốc", nó đang khiến nhiều người hoang mang vì những nội dung 🐷khiêu dâm, giả danh chính trị gia x♎uất hiện ngày càng nhiều trên Internet.
Mặt trái của deepfakꩵe là những người thật sự tạo ra nội dung độc hại sẽ đổi lỗi cho AI là tác giả, trong khi chính họ là người tạo ra tác phẩm chứ không phải thuật toán công nghệ.
Thiên An (theo The Verge)