Tổng thống Joe Biden hôm 22/6 kêu gọi quốc hội Mỹ ngừng thu thuế xăng dầu trong ba tháng, cho rằng đây là động thái cần thiết để hỗ trợ người tiêu dùng Mỹ trong bối cảnh giá xăng liên tục t🎶ăng kỷ lục. Chính sách miễn giảm thuế có thời hạn này được gọi là "kỳ nghỉ thuế" liên bang.
"Bằng cách ngừng thu mức thuế 0,184 USD với mỗi gallon xăng (3,78 lít) trong 90 ngày tới,🐟 chúng ta có thể kéo giảm giá xăng và đem lại đôi chút nhẹ nhõm cho các hộ gia đình", ông Biden phát biểu. "Tôi hiểu rõ rằng chỉ riêng kỳ nghỉ thuế sẽ không giải quyết được vấn đề, song sẽ giúp chúng ta có thêm chút không gian để thở trước khi tiếp tục cuộc chiến hạ giá lâu dài".
Tổng thống Mỹ cũng kêu gọi chính quyền các bang có những động thái loại bỏ thuế xăng dầu ở địa phương, đồng thời yêu cầu các công ty dầu khí tăng công suất khai thác, lọc dầu nhằm đưa thêm xăng vào thị trư💖ờng.
Tổng thống Biden dự tính rằng với những động thái này của ông, giá xăng ở Mỹ có thể giảm 1 USD cho mỗi gallon. Tuy nhiên, nỗ lực này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà Tổng thống Biden không thể kiểm soát, trong đó có nhiệm vụ thuyết phục quốc hội, khiến tham vọng giảm giá xăng của ông vấp phải nhiều trở ngại, theo Kate Sullivan và Kevin Liptak, bình luận viên về chính sách Nhà Trắng của CNN.
"Kỳ nghỉ thuế xăng liên꧋ bang" mà ông Biden đề xuất nhiều khả năng sẽ không được quốc hội Mỹ thông qua, nhất là khi nó vấp phải hoài nghi và phản ứng từ chính các thành viên đảng Dân chủ.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi không cam kết ủng hộ "kỳ nghỉ thuế" trong tuyên bố được đưa ra sau phát biểu của ông Biden.𒆙 "Chúng ta sẽ chờ xem đề xuất của Tổng thống sẽ đạt được đồng thuận đến mức nào tại Hạ viện và Thượng viện", bà viết.
Các quan chức Nhà Trắng được cho là đã nghiên cứu ý tưởng về "kỳ nghỉ thuế xăng dầu liên bang" suốt nhiều tháng qua, sonไg trì hoãn cho đến nay, một phần vì lo ngại phản ứng của quốc hội.
Phần lớn đảng viên Cộng hòa ở quốc hội phản đối đề xuất miễn thuế xăng dầu, trong khi một số thành viên đảng Dân chủ cũng bày tỏ hoài nghi về hiệu quả của chính sách này. Cựu tổng thống Barack꧋ Obama trong chiến dịch tranh cử năm 2008 từng gọi đề xuất về "kỳ nghỉ thuế xăng dầu" là "mánh lới chính trị" để thu hút phiếu bầu.
"Điều dễ dàng nhất trên đời đối với một chính trị gia là nói với bạn những gì bạn mu💯ốn nghe", ông Obama tuyên bố vào tháng 4/2008, thời điểm giá xăng ở Mỹ tăng cao và các ứng viên như John McCain hay Hillary Clinton đều ủng hộ 💙một chính sách ngừng thu thuế xăng liên bang.
Tuy nhiên, ông Biden dường như cho rằng những bước đi nhỏ, dù gần như mang tính biểu tượng, cũng đáng thực hiện, trong bối cảnh người Mỹ ngày càng phẫn nộ về giá xăng leo than🐼g.
"Trong tình cảnh hiện nay, kế hoạch này không phải 'mánh lới chính trị', mà là chút không gian thở cho người Mỹ, trước khi bước vào đợt cao điểm du lịch mùa hè", Amos Hochstein, cố vấn an ninh nă♏ng lượng cấp cao tại Bộ Ng💛oại giao Mỹ, nhận định.
Một số đảng viên Dân chủ cũng cho rằng "kỳ nghỉ thuế xăng dầu" sẽ gây tổn hại cho nguồn thu ngân sách vốn tài trợ cho hoạt động 🐲xây dựng, sửa chữa cầu đường. "Thách thức với miễn thuế xăng là loại thuế này giúp chúng ta có ngân sách bảo trì, sửa chữa các tuyến đường", Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm nói trong một cuộc phỏng vấn.
Một số nhà kinh tế cho biết người tiêu dùng có thể hưởng lợi rất ít từ chính sách miễn thuế xăng dầu, do ꦅcác nhà bán lẻ đơn giản chỉ cần nâng giá cơ sở để bù đắp khoản chênh lệch.
"Đó là một ý tưởng tồi tệ, nhất là vào thời điểm hiện tại", Jason Furman, chuyên gia kinh tế cấp cao trong chính quyền cựu tổng thống Obama, nhận định. "Các nhà máy lọc dầu hiện nay thậm chí còn bị hạn chế nhiều hơn, nên nguồn cung gần như rơi vào tình trạng không thể tăng thêm🌊.♋ Phần lớn khoản 0,184 USD tiết kiệm được nhờ kỳ nghỉ thuế sẽ rơi vào tay các ông lớn dầu khí, còn người tiêu dùng có thể chỉ nhận được vài xu".
Các quan chức Nhà Trắng thừa nhận thực tế này, song khẳng định Tổng thống sẽ gâ💦y áp lực buộc các công ty dầu khí phải chuyển lại khoản lợi nhuận đó. "Giờ không phải lúc để trục lợi", ông Biden nhấn mạnh.
Nhưng các nhà máy lọc dầu Mỹ đều ngần ngại tăng sản lượng, bất chấp lời kêu gọi của Tổng thống Biden, do lo ngại giá xăng không duy trì ở mức cao đủ lâu để thu lợi nhuận. Công suất lọc dầu ไcủa Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đại dịch Covid-19. Các nhà máy đang hoạt động với gần 90% công suất, song cần nhiều thời gian để mở rộng quy mô, do khó khăn từ chuỗi cung ứng, tuyển dụng lao động và các quy định môi trường khắt khe.
Ông Biden đã tăng áp lực lên các tập đoàn dầu khí khi giá xăng trung﷽ bình trên toàn quốc có thời điểm chạm mức 5 USD/g🥀allon vào tuần trước.
"Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine khiến giá xăng tăng hơn 1,7 USD/gallon, tỷ suất lợi nhuận cao lịch ꦑsử của nhà máy lọc dầu đang làm trầm trọng thêm nỗi đau của người tiêu dùng", ông chỉ trích trong thư gửi giám đốc 7 công ty 🙈dầu khí Mỹ ngày 15/6.
"Lời giải thích không có dầu để khoan màꦺ họ đưa ra đơn giản là không đúng", ông lặp lại l♚uận điểm này vào ngày 21/6, nhấn mạnh Mỹ cần "nhiều năng lực lọc dầu hơn".
Đáp lại nܫhững lời chỉ trích từ Tổng thống, Mike Worth, 𝓀giám đốc điều hành tập đoàn Chevron, cho rằng ông Biden nên ngừng chỉ trích ngành dầu khí, và kêu gọi Nhà Trắng "thay đổi cách tiếp cận".
"Chính quyền của ngài chủ yếu tìm cách chỉ trích, và đôi khi phỉ báng ngành của chúng tôi", Worth viết trong thư ngỏ gửi Tổng thống. "Những hành động như vậy không có lợi trong giải quyết các 🤡thách th꧋ức chúng ta đang đối mặt và không phải là những gì người Mỹ đáng phải chịu".
"Ông ấy khá nhạy cảm", Tổng thống Biden đáp lại. "Tôi không nghĩ là họ cảm thấy tổn thươ🌞ng nhanh đến꧅ vậy".
Đức Trung (Theo CNN)