Đi tránh nóng bằng cách đến các trung tâm thương mại đã trở thành việc làm quen thuộc của gia đình người phụ nữ 36 tuổi ở quận Ngô Quyền (Hải Phòng). Vào những ngày nắng, bốn bức๊ tường phòng trọ của họ hấp thụ nhiệt phả vào trong khiến⛎ căn nhà nóng ran.
Hoa 🎶đã thử đổ nước ra sàn, lau tường, mở hết cửa để hạ nhiệt nhưng không mát hơn được mấy. Ngồi trong nhà mà mồ hôi nhễ nhại, người bứt rứt khó chịu, cả gia đình ba người lại dắt díu nhau đi tránh nóng.
Vợ chồng chị là công nhân, thu nhập mỗi người khoảng 7 triệu đồng một tháng, vừa đủ tiêu và chi ăn học cho con. "Lương này thì không dám lắp điều ꧙hòa bởi tiền mua hay gánh tiền điện mỗi 𒀰tháng đều quá sức", Hoa nói.
Chị từng tính toán nếu lắp điều hòa cỡ nhỏ nhất, trung bình m꧋ỗi tối bật 5-6 tiế🐼ng, tiền điện tăng thêm khoảng 400.000 đồng một tháng. "Đủ đi chợ cho ba người trong 8 ngày. Thôi đành kiếm cách vượt qua những ngày nóng bởi mỗi mùa hè cũng chỉ vài đợt như thế này", chị nói.
Tiền điện trong mùa hè trở thành gánh nặng của những người thu nhập thấp, làm việc tại nhà và sinh viên. Giải pháp của họ gần giống 🌸gia đình chị Hoa là tìm địa điꦯểm công cộng có máy lạnh để ngồi ké.
Liên tục bật điều hòa do làm việc tại nhà khiến hóa đơn tiền điện tháng 4 của Minh Hòa, 25 tuổi, ở quận Long Biên (Hà Nội) lên 1,6 triệu đồng, gấp ba 𓂃mức trung bình. Để tiế𒈔t kiệm, từ đầu tháng 5, cô bắt đầu tìm đến các quán cà phê để làm việc và nghỉ ngơi.
Hòa nói nếu bật máy lạnh cả ngày, trung bình mỗi ꦐtháng phải trả gần 1,8 triệu đồng, trong đó 1,3 triệu đồng là tiền điều hòa. Trong khi ra cửa hàng tiện lợi hoặc quán cà phê xuyên đêm chỉ tốn tối đa 900.000 đồng. "Với người có thu nhập dựa vào sản phẩm như tôi, việc tiết kiệm đến gần một triệu đồng mà vẫn được ngồi mát, rất đáng thử", Hòa nói.
Để tránh bị nhân viên phàn nàn ngꦍồi lâu, mỗi ngày cô đều đếnꦚ một quán khác nhau, sau chọn chỗ trong góc, ít người qua lại để làm việc.
Sống trong khu ký túc xá không điều hòa khiến Thanh Tùng, ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) ám ảnh mỗi đợt nắng nóng. Các năm trước nam sinh 20 tuổi thường dùng giẻ ướt lau giường và♍ bật quạt cho dễ ngủ.
Nhưng đợt nóng năm nay gay gắt hơn, giải pháp ඣnày không còn tác dụng. Nam sinh chọn cách lên thư viện trường từ sáng đến tối muộn. Cuối tuần, cậu chọn "đi phượt" trên xe buýt đến khi tắt nắng vì có vé tháng.
Tùng kể từng có ý định sang nhà bạn ở nhà để hưởng ké điều hòa nhưng cũng xấu hổ còn nếu ra quán cà phê lại tốn 30🌳.000-50.000 đồng mỗi lần. "Cả tháng ngồi hàng quán mất cả triệu bạc, quá tốn kém", cậu nói.
Theo cơ quan khí tượng quốc gia, trong ba tháng gần đây khu vực Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất hiện những đợt nắng nóng với nhiệt độ cao hơn hẳn cùng kỳ những năm trước. Đỉnh điểm chiều 6/5, trạm đo tại Hồi Xuân (Thanh Hóa) ghi nhận mức nhiệt 44,1 độ, mức cao kỷ lục trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Dự báo nắng nóng sẽ tập trung trong các tháng 6-8 với nhiều mức nhiệt kỷ lục mới có thể xuất hiện👍.
Nắng nóng khắc nghiệt b💯uộc nhiều ngườ✃i phải tìm cách ứng phó. Không ít quán cà phê, trung tâm thương mại ở các điểm nắng nóng ghi nhận lượng khách gia tăng.
Ông Đàm Mạnh Tuấn, giám đốc vận hành khu vực phía Bắc Aeon Việt Nam, cho biết những ngày thời tiết nắng nóng tại Hà Nội, lượng khách đến khu thương mại tăng. Buổi sáng và c♒hiều chủ yếu là nhóm khách du lịch hoặc từ các tỉnh lân cận, người🍒 dân sống xung quanh đến vào tối. Khách chủ yếu sử dụng dịch vụ ăn uống, với nhu cầu tăng mạnh cho nhóm sản phẩm nước giải khát (cà phê, nước ép), hoa quả, sữa chua, kem...
"Trước tình trạng nắng nóng kéo dài, chúng tôi đã sắp xếp thêm nhiều bàn ghế để kh𒆙ách hàng nghỉ ngơi đồng thời kéo dài thời gian mở cửa đến 23♋h vào các tối thứ 6 và thứ 7 đến hết đợt nắng nóng", ông Tuấn nói.
Anh Hoàng Ngọc Tùng, chủ chuỗi 5 quán cà phê tại Hà Nội, ghi nh൲ận lượng khách đến quán𒐪 trong đợt nắng nóng năm nay tăng 10-20%, đa phần là sinh viên và người đi làm. Thời gian khách ngồi tại quán dài hơn, chủ yếu vào ban ngày.
Nhân viên một cửa hàng tiện lợi tại quận Ba Đình (Hà Nội) cũng nhận thấy số người mang sách vở, máy tính đến quán ngồi tăng đột biến trong ngày nắ❀ng nóng. "Không thống kê൲ cụ thể, nhưng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ đêm không gian tầng 2 với hơn chục bộ bàn ghế luôn kín chỗ. Nhiều khách còn xin ngồi xuyên đêm nhưng chúng tôi từ chối", người này nói.
Là địa điểm tránh nắng nóng lý tưởng nhưng chuyên gia cảnh báo việc tập trung đông người tại trung tâm thương mại, quán cà phê có thể dẫn đến tác động tiêu cực. "Đơn cử như mất trật tự công cộng, mất mỹ quan khiến các quán cà phê gặp khó khi bỏ ra ﷺchi phí duy trì không gian, trang thiết bị nhưng không sinh lời", PGS.TS Đỗ Minh Cương, nguyên giảng viên Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nói.
Đồng tình rằng "khách ngồi lâu ảnh hưởng đến kinh doanh", nhưng anh Ngọc Tùng không có ý định đuổi khéo hay đề xuất thu thêღm phụ pℱhí. "Quá nắng nóng người dân mới tìm đến nơi có máy lạnh để làm việc, nghỉ ngơi, nên tôi lấy lãi cũ bù lỗ mới. Đây cũng là cách để giữ chân khách hàng", ông chủ nói.
Sợ ngồi lâu trong quán cà phê bị nhân viên nhắc nhở, đến trung tâm thương mại ồn ào khó làm việc, Phương Linh, 28 tuổi, ở quận Phú Nhuận (TP HCM) thường nán lại văn phòng đến tối muộn hoặc xin tăng ca để được dùng điều hòa miễn phí. Nhưng năm nay lượng điện tiêu thụ lớn khiến ban giám đốc yêu cầu chỉ bật máy lạnh 9h𒐪-17h hàng ngày.
"Điều hòa dùng cả ngày khiến phòng vẫn giữ được độ mát, ngoài giờ làm tôi dùng thêm quạt cũng dễ chịu hơn nhi♏ều so với về phòng trọ nóng hầm hập", Linh nói.
Cho rằng các biện pháp này chỉ mang tính đối phó tạm thời, không bền vững PGS.TS Đỗ Minh Cương nói cơ quan quản lý cần có chính sách phù hợp, xây dựng các điểm chống nóng công cộng. Sắp tới, Hà Nộꩵi kích✤ hoạt các điểm trú nắng, tránh nóng tại 8 quận - những địa bàn có nhiều lao động làm những công việc tự do, thường xuyên phải đi lại dưới nắng hè gay gắt.
Về lâu dài, chính quyền nên nghiên cứu việc tạo dựng các công viên, khu sinh hoạt cộng đồng để người có thu nhập thấp thoải mái đến vui chơi, giải trí và làm việc. "Nếu làm được, việc trốn nóng, sợ nóng của người dân ꦅkhi vào hè không còn là nỗi lo", ông Cương nói.
Còn với chị Hoa, khi chưa thể đủ điều kiện lắp điều hജòa ở phòng trọ cả gia đình vẫn đến trung tâm thương mại. "Biết là giải pháp tạm thời nhưng chẳng còn phương án khả thi hơn", chị༺ chia sẻ.
Quỳnh Nguyễn