Sau cơn mưa, mảnh vườn hơn 6.500 m2 của ông Sáu Tần thơm mùi hoa cau vào mùa trổ. Hơn 1.200 gốc cau 3-6 năm tuổi trồng đều tăm tắp, mỗi gốc cách nhau 2,7 m. Trong khi nhiều luống cau đang trổ hoa, các luống khác cây đã kết trái chín vàng được chủ vườn đánh dấu bằng dây để hái nhân giống. Giữa các luống cau, ông Sáu xẻ mương, thả bèo nuôi ốc bươu đe🤪n; trồng xen 420 gốc bưởi giống Thái Lan và da xanh.
Trước đó, ông Tần có 30 năm trồng thanh long, từng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, hàng thanh long những năm gần đây thường xuyên rớt giá, bị thương lái chê không thu mua. Bảy năm trước đến nhà người quen tại Bà Điểm (Hóc Môn, TP HCM), ông thấy giống cau vú bò dễ chăm sóc. Thời điểm này tại♑ Tiền Giang, ít người trồng, nên ông mua cau về ươm, trồng xen trong vườn thanh long.
Đặc điểm của cau vú bò Bà Điểm khác các loài cau ở miền Tây, trái sai hơn, có buồng nặng đến 15 kg, rꦆuột trắng to, vỏ mỏng, cùi buồng nhỏ. Gọi là cau vú bò vì một đầu trái có nốt hình dạng như vú bò, màu xanh đen chứ không xanh đọt chuối như cau khác. Cây dễ chăm sóc, mùa nắng cứ 4-5 ngày tưới một lần, mỗi tháng vườn chỉ tốn khoảng 2,5 triệu đồng chi phí phân bón.
Thỉnh thoảng, ông Sáu dùng móc ra vườn dọn sạch lá già, ngoài ra không thuê thêm nhân công. Từ lúc trồng đến hơn ba năm tuổi, cây bắt đầu cho trái, thời điểm trổ bông đến khi thu hoạch trái khoảng 6 tháng. Tùy thời điểm, cau có giá thấp nhất từ 23.000 đồng một kg, cao nhất đến 11💦0.000 đồng mỗi kg.
Hai năm trước, ông Tần quyết định phá bỏ toàn bộ vườn thanh lo🙈ng, chuyển sang trồng cau. Hiện trung bình mỗi tháng ông thu hoạch hai lần, khoảnꦕg 1,2 tấn cau, được các thương lái tại Bến Tre đến tận nhà thu mua với giá 37.000-40.000 đồng mỗi kg, trừ chi phí ông còn lãi khoảng 40 triệu đồng.
Chủ vườn cho hay cây cau khi đạt độ tuổi khoảng 6 năm trở lên cho năng suất ổn định. "Trong hai năm nữa, vườn cau của tôi có thể cung cấp cho thị trường khoảng 4 tấn mỗi tháng", ông Tần nói. Ngoài cau tươi, ông còn ươm cây giống bán với giá 20.000-25.000 đồng mộ🐎t cây. Năm ngoái, vườn của ông cung cấp khoảng 8.000 cây cau giống cho Long An, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đắk Lắk.
Ông Lê Hoàng Lâm, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Tịnh An, thông tin xã có hơn 900 ha đất nông nghiệp, trong đó trên ℱ600 ha trồng thanh long. Hộ ông Tần là nông d🍸ân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm. Địa phương đang hướng cho một số hội viên tham quan, học hỏi vườn câu của ông Tần để chuyển đổi cây trồng ở những vùng đất kém hiệu quả.
Tuy nhiên, Phó chủ tịch Hội nông dân xã cũng nhận định đây là mô hình khá mới mẻ, không nằm tron꧅g quy hoạch của địa phương nên nông dân cần cân nhắc, không vội phát triển ồ ạt dẫn đến thừa nguồn hàng.
Hoàng Nam