Sai sót của trọng tài là vấn đề muôn thuở của bóng đá. Chính vì vậy, gần đây các tổ chức bóng đá lớn nhất hành tinh là FIFA và UEFA phải nghĩ đến việc ꦇsử dụng thêm trọng tài đứng ở đường biên cuối sân hay công nghệ VAR (nôm na là "trọng tài video"). Tuy nhiên, với bóng đá Việt Nam, vấn đề trọng tài không đơn thuần chỉ là những sai sót nghề nghiệp. Ai đó thậm chí từng ví von rằng nếu bóng đá Việt đang là người mang bệnh, thì trọng tài là bệnh ung thư có thể dẫn đến cái chết của cả một nền bóng đá.
Trọng tài Nguyễn Văn Kiên, người vừa bị công ty VPF ngừng hợp tác vô thời hạn, từng dính nhiều bê bối từ năm 2012. Ông năm nay gần 40 tuổi, với thâm niên cầm còi hơn 12 năm, nhưng vẫn mắc một loạt lỗi nhận định trong trận Khánh Hòa – HAGL ở vòng 7 giải Nuti Café V-League 2018 cuối tuần qua. Theo một cựu trọng tài ﷽FIFA của Việt Nam, sai sót của các trọng tài lớn tuổi đa phần đến từ lỗi kỹ thuật, kiểu như bị cầu thủ "diễn kịch" hoặc không theo kịp ở các tình huống tranh chấp thuộc lỗi 12. Trong khi đó, các💧 sai sót thuộc về nhận định ít xuất hiện ở những người đã cầm còi lâu năm, bởi họ có đủ kinh nghiệm để chỉ cần nhìn hướng bay của quả bóng cũng đoán được diễn biến sau đó. Trọng tài giỏi hay dở, khác nhau ở năng lực nhận định tình huống, chứ luật lệ thì ai cũng thuộc nằm lòng.
Vị này cho biết thêm: Chỉ cần nhìn vào bản danh sách trước trận đấu, cộng với diễn biến của 10 phút đầu tiên, các trọng tài có thể “đọc” được cách mà hai đội thi đấu, từ đó dự báo trước các tình huống cần tập trung hơn. Đây là yếu tố kinh nghiệm mà mọi trọng tài cần có bởi suy cho cùng, trọng tài chỉ là con người, không thể tỉnh táo ở mọi tình huống trên sân. Hơn nữa, ngoài trọng tài chính, một trận đấu còn có hai trợ lý, một trọng tài bàn và một giám sát trọng tài với những góc quan sát thuận lợi. Nếu phối hợp tốt với nhau, rất khó có sai sót khi cầm còi. Chính vì vậy, việc trọng tài Kiên mắc ꧃nhiều lỗi trong trận đấu trên sân 19/8 vừa qua là điều khó chấp nhận. Và VPF có cái lý của họ để tin rằng một trọng tài như thế không đủ tư cách lẫn ꧅trình độ để tiếp tục tham gia những trận đấu còn lại của V-League.
Trọng tài vẫn được xem là nghề đặc biệt, nhưng thực ra cũng… rất bình thường. Để đào tạo ra cầu thủ giỏi, để nâng cao chất lượng thi đấu của một trận đấu hay một giải đấu, thì không thể ngày một ngày hai. Nhưng để có ꦡmột tổ trọng tài tốt lại không khó. Đa số trọng tài có thể giỏi ngay từ tuổi 30, và việc đào tạo họ cũng không khó như với cầu thủ, nhất là trong bối cảnh thu nhập từ công việc này cũng khá hấp dẫn đối với những người xem đó là nghề tay trái. Thực tế là vài năm gần đây, sau khi “trảm” một loạt trọng tài, Ban trọng tài VFF đã đưa nhiều người vốn chỉ thổi giải hạng Nhất một hay hai mùa lên thẳng V-League. Và họ đã làm tốt. Chính vì vậy, để các sai sót của trọng tài diễn ra triền miên, đến mức trở thành “vấn nạn” như hiện 🌌nay là lỗi của những nhà quản lý.
Năm 2012, việc đầu tiên của ông bầu Nguyễn Đức Kiên sau khi thành lập công ty VPF là tuyên bố không sử dụng ông Nguyễn Văn Mùi làm người đứng đầu Ban trọng tài. Nhưng đến giờ ông vẫn ngồi⭕ đó, dù ít nhất hai lần b෴ị đưa ra Hội nghị Ban chấp hành VFF để lấy phiếu phủ quyết vị trí của ông.
Ông từng là trọng tài giỏi thời bóng đá bao cấp, sau đó có đến gần bốn nhiệm kỳ VFF đứng đầu giới trọng tài. Dù hiện tại ông "buông rèm nhiếp chính", khi việc phân công trọng tài đã được chuyển giao cho phó tướng Dương Văn Hiề💧n, thì quyền lực vẫn bao trùm một cõi. Đó điều bất cập khi bóng đá Việt N🔯am không thiếu các trọng tài đẳng cấp FIFA đã nghỉ hưu, đủ uy tín và trình độ để quản lý người trong nghề.
Có một cơ chế đặc thù của Ban trọng tài là nó trực thuộc VFF nhưng lại hoạt động theo các qui chế riêng của FIFA. Nguyên tắc này nhằm tạo ra tính trung lập, nhưng đồng thời là mảnh đất cai ❀trị mang màu sắc mafia với các điều luật omerta (luật im lặng) trong giới "vua sân cỏ". Những người đứng đầu như ông Mùi, ông Hiền bị dư luận nghi ngờ về uy tín, nhưng vẫn tồn tại thì chuyện thuộc cấp của họ như ông Kiên mắc sai sót triền miên mà vẫn theo nghề, cũng là điều dễ hiểu.
“Căn bệnh ung thư” của bóng đá Việt là ở chỗ đó. Những người giữ luật sân cỏ lại là những người dễ sai🙈 phạm nhất. Những người dễ bị thay thế, đào thải lại có khả năng tồn tại lâu nhất. Bất chấp VPF đã nâng chế độ trọng tài lên gấp nhiều lần thời còn VFF quản lý, trọng tài vẫn cứ sai. Mỗi lúc một nặng hơn, và đa phần đều tác động đến kết quả trận đấu.
Làm trọng tài ở Việt Nam có nỗi🅷 khổ riêng, nhưng nếu 💯không làm tốt công tác trọng tài thì đừng mong bóng đá Việt Nam phát triển.
Song Việt