Chiều 23/9, tại Tiền Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các bộ ngành đã làm việc với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long về các giải pháp chủ động ứng phó hạn, xâm nhập mặn mùa𝓡 khô năm 2020-2021.
Thủ tướng nhận định, năm 2016 và 2019 hạn mặn gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay hạn mặn dự báo khốc liệt hơn năm 2016. Do đó bộ ngành, địa phương ඣcần có biện pháp hạn chế thấp nhất tổn thất, đảm bảo cuộc sống người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong khu vực.
"Đang mùa mưa nên chúng tꦓa cần chủ động bàn bạc các giải pháp đắp đập, trữ nước ngọt cho mùa khô ngay từ bây giờ", Thủ tướng đề nghị.
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân, không để tình trạng thiếu nước. C🍃ác địa phương cần tính toán giảm diện tích lúa Đông Xuân hạn chế nguy cơ rủi ro, tiếp tục thực hiện các công trình thủy lợi ngăn mặn, ngọt hóa cho đồng bằng; nghiên cứu giống cây phù hợp chuyển đổi trong điều kiện mới...
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội nghị cho thấy, đỉnh lũ năm nay ở đầu nguồn sông Mekong khả năng thấp hơn mức báo động 1, tại Tân Châu 3,5 m, Châu Đốc 3 m, xuất hiện muộn vào khoảng giữa tháng 10. ဣLũ thấp khiến xâm nhập mặn ở vùng cửa sông ở Nam Bộ đến sớm, gay gắt hơn nhiều năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra kịch bản xấu nhất, xâm nhập mặn có thể nꩲghiêm trọng đến rất nghiêm trọng, tương đương năm 2019. Khoảng 98.000 ha lúa, 82.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, hơn 76.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt.
Trước đó hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Cà Mauও và Sóc Trăng phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó.
Hoàng Nam