Tổng thống Mỹ yêu cầu các quan chức kinh tế xem xét khả năng tái đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sau khi một nhóm các nghị sĩ bày tỏ quan ngại về một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và cho rằng TPP là cách tốt nhất để gây sức ép với Bắc Kinh, SCMP đưa tin.
Hiệp định♑ TPP, nay đã đổi tên thành CPTPP, bao gồm 12 nước thành viên không có Trung Quốc, được coi là nhằm đối trọng lại ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn của Bắc Kinh trong khu vực.
"TPP là công cụ địa chính trị giúp Mỹ tái cân bằng sức mạnh ở khu vực Thái Bình Dươꦯng, điều đó không có lợi cho Trung Quốc", He Weiwen, cựu cố vấn cho lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố New York, Mỹ, ಞnhận xét.
Dù Trung Quốc khẳng định có thái độ tích cực đối với tất cả các thỏa thuận thương mại cởi mở, toàn diện, minh bạch và giúp duy trì hệ thống tự do thương mại toàn cầu, nước này khôn๊g khỏi cảm thấy lo ngại trước những ảnh hưởng bất lợi của TPP.
Huo Jianguo, cựu cán bộ nghiên cứu trưởng của Bộ Thương Mại Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh có lý do để lo lắng về tuyên bố cân nhắc quay lại TPP của Tổng thống Trump nhưng chưa cần phải đưa chính sách đáp trả. "Chúng ta nên kiên định và tập trung vào việc ổn định nền kinh tế và mở cửa để đảm bảo thị trường Trung Quốc vẫn hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài", chuyên gia Huo nói.
Trước các phỏng đoán của giới chuyên gia, Bộ �🌠�Thương mại Trung Quốc chưa có bình luận chính thức.
Ngay✃ sau khi nhậm chức vào tháng 1/2017, ông Trump đã tuyên bố Mỹ rút khỏi TPP, đã được 12 nước thành viên đồng thuận vào năm 2015. Quy mô của các nền kinh tế trong TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu.
Tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Việt Nam, 11 quốc gia còn lại thống nhất đổi tên TPP thành hiệp định Đối tác ಌTiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương CPTPP. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại.
Ngày 23/1, tại Tokyo, Nhật Bản, các nước còn lại đã tuyên bố kết thúc đàm phán hình thành CPTPP mà không có Mỹ. Vào ngày 8/3, CPTPP được ký chính thức ở Chile.
An Hồng