"Theo những gì Nhà Trắng công bố, bài phát biểu của ông Trump sẽ là một nỗ lực nhằm nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn quan tâm đến mối quan hệ thương mại tốt với châu Á", Giáo sư Joseph Liow Chin Yong, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore, trao đổi với VnExpress v🌺ề bài phát 🗹biểu dự kiến của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đến dự APEC tại Việt Nam vào tháng sau.
Thông cáo báo chí của Nhà Trắng cho biết ông Trump sẽ thực hꦅiện chuyến công du châu Á vào🀅 tháng sau, tới thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Tại Việt Nam, ông sẽ tham dự Hội nghị Các nhà lã🦋nh đạo Kinh tế APEC và dự kiến có bài phát biểu trước Hội nghị thượng đỉnh các doanh nhân APEC (ꩲCEO Summit).
Nhà Trắng cho hay trong bài phát biểu này, Tổng thống Trump sẽ nêu rõ tầm nhìn của Mỹ về khu vực Ấn - Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của khu vực này trong việc thúc đẩyဣ sự thịnh vượng của kinh tế Mỹ.
Trong bài phân tích trên tờ Straits Times, ông Patrick Cronin, Trung tâm an ninh Mỹ mới (CNAS), cho r🌄ằng chuyến công du n🔴ày của Tổng thống Mỹ có thể là thời khắc đánh dấu một chương mới trong quan hệ Mỹ - châu Á.
Chuyên gia này cho rằng tầm nhìn về "khu vực Ấn - Á - Thái Bình Dương tự do và rộng🍰 mở" mà ông Trump dự kiến vạch ra trong chuyến công du phản ánh một tham vọng mới của Mỹ có nguồn gốc từ lịch sử. "Nhà Trắng hiểu rõ về sự tiếp nối cao 🥂độ trong chính sách của Mỹ sẽ phải tập trung vào thương mại, các thông lệ trên biển và sự cân bằng quyền lực dựa trên trật tự pháp luật quốc tế", ông viết.
Theo Cr🔜onin, mối quan tâm lớn của ông Trump khi tới các nước Đông Bắc Á sẽ là cuộc khủng hoảng hiện nay ở bán đảo Triều Tiên. Nhưng khi dự các sự kiện APEC tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ sẽ tập trung hơn vào chủ đề kinh tế và thương mại.
Giáo sư Yong lưu ý rằng khi đề cập đến vấn đề thương mại tại APEC, Tổng thống Mỹ sẽ nhắc lại quan điểm mà ông đã đưa ra 𓆏nhiều lần, rằng thương mại "cần phải công bằng" và "h🍰ỗ trợ lẫn nhau". Bản thân ông Trump và nhóm trợ lý về thương mại của ông sẽ tìm kiếm nhữ⛎ng dấu hiệu rõ ràng về lợi ích của Mỹ từ các thỏa thuận thương mại trong khu vực, có nghĩa là tạo thêm việc làm và đầu tư.
Trước câu hỏi liệu Tổng thống Mỹ có công bố chính sách châu Á mới, thay thế chính sách xoay trục của người tiền nhiệm Barack Obama trong 🐟chuyến công du này hay không, ông Yong cho hay hiện không có nhiều người đồng tình rằng chính quyền Trump đã có một chính sách như vậy.
"Với Trump, châu Á đến nay chủ yếu vẫn là vấn đề an ninh ở bán đảo Triều Tiên và vấn🔴 đề kinh tế với Trung Quốc", Giáo sư Yong nói.
Cũng nhấn mạnh đến mối quan tâm kinh tế của ông Trump🌳, Giáo꧋ sư Jeff Kingston, Đại hꦡọc Temple Nhật Bản, cho hay Tổng thống Mỹ sẽ tìm kiếm lợi ích từ các nước châu Á.
"Ông Trump cho rằng đây là lꦜúc cần thay đổi, các nước châu Á cần đưa ra nhiều thị trường mở hơn, nhập khẩu nhiều hơn từ Mỹ", ông Kingston nói.
Trong khi đó, Giáo sư Zach Abuza, T𝓡rường Hàng hải quốc gia Mỹ, cho rằng "hành động quan trọng hơn lời nói", nên chính sách của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương chỉ có ý nghĩa khi được cụ thể hóa bằng các hành động. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ông Trump từng quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyê💛n Thái Bình Dương (TPP) và không thể hiện sự quan tâm tới các thỏa thuận tự do thương mại.
Chuyên gia Cronin khẳng định ông Trump sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về chính sách an ninh và thương mại trong chuyến công du châu Á dài ngày này, nhưng những tác động mà chuyến đi này man🍌g lại có thể sẽ kéo dài.
"Việc đưa ra những bài phát biểu mạnh mẽ ở Seoul, Đà Nẵng hay Manila sẽ không quan trọng bằng các hành động sau đó. Thành công của chuyến công du sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ bám sát những ưu tiên mới đề ra, thực hi𒀰ện chính sách đa phương và xây dựng mạng lưới đồng minh, đối tác hiệu q𒅌uả", Cronin nhấn mạnh.
Khánh Lynh