Thủ tướng Đức Angela Merkel viện dẫn mối đe dọa còn hiện hữu của Covid-19 để giải thích cho việc khước từ lời mời. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao Đức giấu tên tiết lộ bà🐼 có nhiều lý do khác.
"Bà Merkel cho rằng các vấn đề ngoại giao chưa được chuẩn bị thích đáng, đồng thời không muốn trở thành một phần của màn thể hiện chống Trung Quốc. Bà ấy cũng phản đối ý tưởng của Trump mời Tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự hội nghị G7 và không muốn bị coi là can thiệp vào nội bộ chính trị Mỹ. Bên cạnh đó, bà bị sốc khi Trump đơn phương rút khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WꦇHO)", nguồn tin cho hay.
Trump cuối cùng quyết 🌼định hoãn họp G7 vào tháng này, nói rằng "đây là một nhóm quốc gia rất lỗi thời và không đại diện chính xác những gì đang diễn ra trên thế giới", đồng thời bày tỏ mong muốn mời thêm Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tới hội nghị G7 mở rộng dự kiến vào mùa ♉thu năm nay.
Theo bình luận viên Steven Erlanger của NY Times, sau n🤡hiều năm Mỹ theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, các đồng minh truyền thống của họ tại châu Âu không còn trông chờ vào sự lãnh đạo của Tổng thống Donald Trump, không còn tin rằng ông sẽ mang lại gì nhiều cho họ và quyết định quay lưng với Washington.
Mỹ đang vừa quay cuồng với đại dịch Covid-19, vừa phải ứng phó làn sóng biểu tình dữ dội chống nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, bắt nguồn từ vụ người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết. Đối với một số đồng minh thân cận của Washington, việc Trump đe dọa điều quân đội chống lại chính người dân trong nước khiến họ cảm thấy e dè,𝕴 không chắc ông sẽ làm gì tiếp theo và không sẵn sàng bị kéo vào chiến dịch tái tranh cử của ông.
"Lãnh đạo các nước đồng minh giờ đây thậm chí nghĩ rằng việc chỉ trích Trump mang lại lợi ích cho họ, đặc biệt giữa lúc Mỹ bất ổn và phong trào biểu tình lan sang nhiều thành phố châu Âu", Marietje Schaake,🍃 cựu nghị sĩ người Hà Lan tại Nghị viện châu Âu, nhận định.
Ngay cả Josep 𒊎Borrell Fontelles, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, cũng tuyên bố hôm 2/6 rằng châu Âu "bị sốc và kinh hoàng" trước việc cảnh sát Mỹ giết Floyd. Ông lên án tình trạng "lạm dụng quyền lực, sử dụng vũ lực quá mức", đồng thời kêu gọi Mỹ "tôn trọng luật pháp và nhân quyền một cách đầy đủ".
Bình luận viên Erlanger đánh giá sự đơn độc của Trump còn thể hiện qua việc ông điện đàm với Putin để t⛦hảo luận về Covid-19, thương mại và "tiến trình hướng t🐈ới hội nghị G7".
Điện Kremlin cho biết Trump đã mời người đồng cấp Nga đến hội nghị, nhưng Erlanger nghi ngờ khả năng nhận lời của Putin. "Liệu Putin có chấp nhận việc chỉ được làm khách mời, sau khi bị l♍oại khỏi nhóm vì vụ sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ cuộc nổi dậy ở miền đông Ukraine hay không?", Erlanger đặt câu hỏi.
Trump hôm 1/6 cũng đã điện đàm với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, lãnh đạo cực hữu đang hứng chịu nhiều chꦑỉ trích ở quốc gia Nam Mỹ này vì cách ứng phó với Covid-19, khiến Brazil thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
"Tất cả cho thấy Trump mất kết nối với các đồng minh như thế nào", Julianne Smith, cựu q💮uan chức trong chính quyền Barack Obama, nhận xét. "Ông ấy đơn độc cả trong và ngoài nước, cố tìm bạn ở những nơi khác khi nhận thấy qua⛄n hệ với các đồng minh truyền thống đang rất xấu. Tuy nhiên, căng thẳng nghiêm trọng cũng xuất hiện ngay cả với những lãnh đạo mà ông ấy tôn trọng như Tập Cận Bình và Putin".
"Trump vẫn tin rằng ông có thể đối xử tệ với các đồng minh, rằng ông vừa có thể💃 ra lệnh cho họ vừa trông cậy vào họ. Ông ấy không hiểu là dù Mỹ rất mạnh, không phải lúc nào họ cũng nắm đằng chuôi", Smiths nêu ý kiến, nói thêm rằng việc bà Merkel từ chối đến Washington "thể hiện rõ mức độ ngán ngẩm của nhiều lãnh đạo thế giới", khi họ không nhận lại gì nhiều từ việc đầu tư vào mối quan hệ với Trump.
Việc Trump đột ngột tuyên bố cắt quan hệ với WHO hôm 29/5 càng khiến sự chia rẽ giữa Mỹ và châu Âu thêm nghiêm trọng. Ông chủ Nhà Trắng r⛦a quyết định hơn hai tuần trước thời hạn 30 ngày nêu trong "tối hậu thư" gửi WHO hôm 19/5, và chỉ một ngày sau khi giới🍃 chức Mỹ và châu Âu cho biết họ đang thảo luận kế hoạch tổ chức hội nghị G7 tại Washington.
Cũng như trước đây, khi Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu hay hiệp ước Bầu trời Mở, Trump phớt lờ quan điểm của các đồng minh, hoặc không tham vấn họ. Việc Washington quyết định "tu🥂yệt giao" với WHO khiến cácꦯ đồng minh ngỡ ngàng.
Bà Merkel nhanh chóng tuyên bố không dự hội nghị thượng đỉnh G7 như dự kiến. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Canada Justin 💞Trudeau cũng công khai phản đối ý tưởng đưa Nga trở lại G7.
"Việc người Anh và Canada công khai nói 'không' như vậy là vô cùng bất thường. Họ có thể âm thầm bất đồng, nhưng tꦦôi nghĩ họ sẽ là những người cuối cùng công khai lên tiếng", cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho hay, giải thích rằng mối quan hệ giữa Washington với London và Ottawa khá gần gũi.
Thomas Wright, chuyên gia tại Viện Brookings ở Washington, cho biết bất chấp nhiều lo ngại, các đồng minh của𓆉 Mỹ từng quyết tâm thúc đẩy kế hoạch tổ chức hội nghị G7, v𝔍ới mong muốn chung là thể hiện lập trường mạnh mẽ về vấn đề Hong Kong và cố tác động tới cách xử lý Covid-19 của Washington.
"Tuy nhiên, sau khi Mỹ tuyên bố cắt quan hệ với WHO, bà Merkel đã quyết định không tới ủng h𒈔ộ họ vì thái độ đơn phương đó", Wright nêu ý kiến.
Nhà phân tích người Đức Ulrich Speck cho hay bà Merkel đã bỏ qua mọi yêu cầu về việc bà, với tư cách là thủ tướng Đức, phải hợp tác với tổng thống Mỹ bất kể đó là ai. "Trong thâm tâm, bà ấy là người theo chủ nghĩa đa phương và thường xuyên khó chịu với Trump. Họ không hòa hợp và bất đồng trong nhiều chính ꦉsách, bao gồm quan hệ với Trung Quốc", chuyên gia giải thích.
Trong khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, bà Merkel vẫn cam kết về sự hợp tác giữa châu Âu và Bắc Kinh. Với việc Đức chuẩn bị tiếp quản ghế chủ tịch EU vào tháng tới, bà đang cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận đầu tư giữa châu Âu và Trung Quốc, đồng ꦿthời muốn duy tr🦩ì hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc dự kiến diễn ra tại Leipzig, Đức, vào mùa thu.
"G7 giờ đây là sân khấu của Trump, nơi không có chỗ cho thương thảo. G7 cũ đã không còn🌃. Đối với Tổng thống Mỹ, tinh thần của hội nghị không phải đa phương mà là đơn phương phục vụ một mục đích duy nhất. Đó là cơ hội tái đắc cử của ông ấy", Speck nhận định.
Ngay cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người không quá gay gắt trong quan hệ với Nga bất chấp vấn đề Crimea, cũng không gཧiữ được cꦛảm tình với Trump.
"🧜Cảm xúc với Tru🌜mp tại Pháp là sự kết hợp giữa buồn rầu và giận dữ. Đồng minh chính của chúng tôi từ chối dẫn dắt cuộc khủng hoảng Covid-19 và ngày càng khiêu khích chính đồng minh, tạo ra sự chia rẽ mà Trung Quốc đang tận dụng rất tích cực", Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, cho hay.
Gomart đánh giá Trump không đạt được thành tựu đối ngoại nào sau gần 4 năm cầm quyền, chỉ ra tình hình bế tắc với Triều Tiên, Trung Đông, leo thang căng thẳng với Trung Quốc, không cảꦕi thiện quan hệ với Nga. Theo chuyên gia này, Macron thậm chí cho rằng Trump đã hủy hoại an ninh châu Âu bằng việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, cũng như hầu hết mọi thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga.
"Macron đáng được hoan nghênh vì ít nhất cũng từng cố gắng làm bạn với Trump. Nhưng giờ đây ông ấy không còn mặn mà lắm", William Dr🦄ozdiak, chuyên gia cấp cao tại Viện Brookings, nhận xét. "Một lãnh đạo Mỹ không màng đến tất cả tổ chức và thỏa thuận quốc tế là quá sức chịu đựng với Merkel và Macron, những người theo chủ nghĩa đa phương từ trong máu".
Drozdiak lưu ❀ý rằng bà Merkel thường tránh đến Mỹ sau tháng 4 vào những năm bầu cử tổng thống của nước này. "Bà ấy biết rằng với bất cứ sự kiện nào,🅠 Trump cũng mô tả như thể những người khác đang ngầm ủng hộ ông tái đắc cử. Đó là điều bà ấy không muốn làm chút nào", chuyên gia nói.
Ánh Ngọc (Theo NY Times)