Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/10 tuyên bố Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh tối cao của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, đã chết bằng cách tự kích nổ đai bom tự sát sau khi bị đặc nhiệm Mỹ dồn đến đường cùng trong cuộc đột kích ở Idlib, tây bắc Syria tối 26/10. Nhóm khủng bố sau đó cũng xác nhận thông tin này, đồng thời cảnh báo trả thù cho c🐻ái chết của thủ lĩnh.
Chiến dịch tiêu diệt Baghdadi diễn ra chỉ hai tuần sau khi Trump đột ngột ra lệnh cho quân đội Mỹ rút lực lượng khỏi Syria. "Chiến tích" này càng có thể giúp Trump khẳng định Mỹ đã giành chiến thắng cuối cùng trước IS và coi nó như một dấu mốc cho sự kết thúc của chiến dịch chống phiến quân kéo dà🔯i 5 năm qua của Mỹ ở Iraq và Syria.
Tuy nhiên, cái chết của thủ lĩnh tối cao IS không xua tan mối lo ngại về nguy cơ trỗi dậy của nhóm khủng bố này. Trên thực tế, Trump dường như đang lặp lại sai lầm của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, người từng tuyên bố đánh bại phiến quân al-Qaeda, theo bình luận viên Marwan Kabalan của Al Jazeera.
Hồi năm 2009, Obama lên nắm quyền với lời hứa đưa binh sĩ Mỹ "trở về quê hương" và khắc phục những sai lầm mà chính sách sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ gây ra với các quốc gia Hồi giáo. Ông ra lệnh rút quân khỏi Iraq vào cuối năm 2011, với lý do nhóm phiến quân al-Qaeda đã bị đánh bại và chính phủ Iraq đủ khả năng kiểm soát tình 𒐪hình.
Quyết định này của ông vấp phải nhiều chỉ trích, nhưng đúng lúc đó, cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin L🐠aden ở Afghanistan hồi tháng 5/2011 diễn ra, giúp Obama dập tắt những ý kiến phản đối, đặc biệt là tại Lầu Năm Góc, nơi nhiều quan chức muốn kéo dài thời gian rút quân khỏi Iraq.
Tuy nhiên, chỉ hai năm sau khi Mỹ rút gần như toàn bộ binh sĩ khỏi Iraq, al-Qaeda trỗi dậy một cách tàn bạo hơn dưới "ngọn cờ" IS. Từ cái nôi al-Qaeda, Baghdadi xây dựng một lực lượng riêng với quan điểm bạo lực còn khủng khiếp hơn và không ngừng chiêu mộ nhữn♏g người bất mãn với chính quyền Baghdad.
Tới tháng 6/2014, nhóm phiến quân IS với vài t🌳răm tay súng do Baghdadi dẫn đầu đã tạo ra cú sốc lớn khắp khu vực khi đánh bại nhiều sư đoàn Iraq hùng hậu do Mỹ huấn luyện và trang bị.
Chỉ sau vài ngày giao tran🍨h, hàng chục nghìn lính Iraq tháo chạy khỏi Mosul, thành phố lớn thứ hai của Iraq, để lại vô số khí tài, trang bị, tiền bạc cho nhóm phiến quân này. Vài ngày sau, từ Nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng al-Nuri tại Mosul, Baghdadi tuyên bố thành lập "nhà nước Hồi giáo".
Sự sụp đổ của Mosul, thất bại của quân đội Iraq và việc các khí tài do Mỹ sản xuất, bao gồm 2.300 xe bọc thép Humvee, bị phiến quân tịch thu là đòn giáng mạnh đối với chính quyền Obama, khiến họ phải gấp rút điều quân trở lại Iraq. Một liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu nhằm tiêu diệt IS꧂ღ được thành lập vào tháng 9/2014.
5 năm sau, Tổng thống Trump tuyên bố IS đã bị đánh bại "100%" tại Syria và ông sẵn sàng đưa quân đội Mỹ trở về. Tuy nhiên, bình luận viêꩲn Kabalan cho rằng cũng giống như Obama, Trump chủ yếu chỉ quan tâm tới việc hoàn thành lời hứa khi vận động tranh cử mà bỏ qua cácꦺ yếu tố trên thực địa.
Để tránh tạo ra khoảng trống tại Syria và chống lại những lời chỉ trích, trong cuộc điện đàm hôm 6/10 với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, ông chủ Nhà Trắng đã chấp nhận lời đề nghị để Ankara tiếp quản cuộc chiến chống IS tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ sau đó mở chiến dịch Mùa xuân Hòa bình với mục tiêu thiết lập vùng đệm an toàn ở miền bắc Syria, đẩy lực lượng người Kurd, vốn bị Ankara coi là kh💦ủng bố, cách xa 30 km khỏi biên giới hai nước.
Tuy nhiên, thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ lại gây ra nhiều vấn đề hơn thay vì giải quyết những lo ngại của Trump. Tổng thống Mỹ bị cả đảng Dân chủ và Cộng hòa công kích vì "bá🦩n đứng" dân quân người Kurd, đồng minh của Washington trong cuộc chiến chống IS tại Syria.
Trong nỗ lực ngă𝐆n chặn "bão chỉ trích", Trump đã phái Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tới Ankara để làm trung gian cho thỏa thuận ngừng bắn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và người Kurd. Thỏa thuận đạt được vào ngày 17/10, giúp đình chỉ chiến dịch của Ankara trong vòng 120 giờ để người Kurd có thời⭕ gian rút khỏi vùng đệm an toàn mà Ankara muốn thiết lập. Điều khoản thứ 5 trong thỏa thuận này cũng nêu rõ rằng "Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ cam kết chống lại các hoạt động của IS ở đông bắc Syria".
Chiến dịch tiêu diệt Baghdadi ở tây bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, được tiến hành 10 ngày sau cuộc gặp giữa 🥂Pence và Erdogan tại Ankara. Nó cũng xảy ra chưa đến một tuần sau hội nghị thượng đỉnh hôm 22/10 giữa Erdogan và người đồng cấp Nga Vlad൲imir Putin tại Sochi, nơi hai lãnh đạo thống nhất đẩy lùi người Kurd khỏi vùng đệm dọc biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ và nêu cao "quyết tâm chống mọi hình thức khủng bố".
Nhiều ý kiến cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định vị trí củ𓆏a Baghdadi và chia sẻ thông tin tình báo với Mỹ, hỗ trợ cuộc đột kích tiêu diꩲệt hắn để Trump có cớ biện minh cho quyết định rút quân khỏi Syria.
Trong tuyên bố xác nhận thủ lĩnh IS đã chết, Trump cũng gửi lờ🎐i ⭕cảm ơn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Syria vì giúp đỡ chiến dịch. Xét trên nhiều phương diện, cả Ankara và Moskva đều có lợi trong việc Washington rút quân khỏi Syria.
IS đã mất toàn bộ vùng kiểm soát ở Syria và Iraq, v💯ới hàng nghìn tay súng bị tiêu diệt. Cái chết của Baghdadi cũng được cho là đòn giáng mạnh vào nhóm khủng bố. Tuy nhiên, bình luận viên Kabalan cho rằng những tổn thất này khó có thể dẫn tới sự tan rã hoàn toàn của IS, bởi nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhóm phiến quân vẫn hiện hữu.
Theo Kabalan, sự cạnh tranh quyền lực vẫn diễn ra trong khu vực, gây nên tình trạng bất ổn và tạo khoảng trống cho I🍃S trỗi dậy. Hiện nay, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, những bên chủ chốt trong xung đột tại Syria, đều muốn Mỹ rời khỏi nước này, nhưng sự đồng thuận có thể không bền vững.
Kabalan nhận định Iran đang cảm thấy "bị ra rìa" trong mối quan hệ giữa các bên. Trên thực tế, Tehran dường như lo ngại thỏa thuận mới ở miền bắc Syria, nơi Ankara và Moskva đang cố lấp đầy khoảng trống của Washington, sẽ để lại hậu quả. Trong🐻 khi đó,🔥 Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đang hợp tác để ngăn Iran thiết lập một "dải Hồi giáo dòng Shiite" qua miền đông Syria, điều mà cả Mỹ và đồng minh Israel của họ đều lo sợ.
Tình hình thậm chí phức tạp hơn khi Lầu Năm Góc quyết định điều quân canh giữ các mỏ dầu ở đông bắc Syria. Theo Bộ trưởngꦛ Quốc phòng Mỹ Mark Esper, thu nhập từ dầu mỏ𝐆 sẽ giúp tài trợ cho dân quân người Kurd, bao gồm lực lượng đang canh gác các nhà tù giam phiến quân IS.
Thổ Nꦫhĩ Kỳ có thể diễn giải động thái này của Mỹ là sự 🎃ủng hộ người Kurd xây dựng nền kinh tế riêng phục vụ mưu đồ thành lập một "nhà nước độc lập" ở phía đông Syria. Nga chắc chắn sẽ không chấp nhận kịch bản này.
💃 Khi mâu thuẫn giữa các "ông lớn" gia tăng, vùng đông bắc Syria hoànℱ toàn có khả năng rơi vào thế hỗn loạn mới, Kabalan đánh giá.
Thêm vào đó, những "mầm mống" cực đoan tại các nước Arab mà IS lợi dụng để tuyển mộ và mở rộng lực lượng vẫn còn rất nhiều. Tình trạng bè phái chính trị đang bao trùm Trung Đông, gây tổn hại cho nhiều cộng đồng khác nhau. Trong khi đó, các vấn đề kinh tế - xã hội như nghèo đói, t꧋ham nhũng, bất công, đàn áp chưa được giải quyết. Kabalan cho rằng nếu tình trạng này tiếp tục duy trì, IS chắc chắn sẽ trỗi dậy giống như al-Qaeda trong quá khứ.
Theo bình luận viên này, việc đánh bại hoàn toàn IS cần tới nỗ lực quốc tế, nhằm 𒆙thiết lập hệ thống an ninh khu vực, ngăn chặn sự cạnh tranh, chiến tra💟nh ủy nhiệm và sự can thiệp vào nội bộ quốc gia khác. Xung đột tại Syria cũng cần giải pháp thích đáng để thống nhất và hòa giải dân tộc, đồng thời cần tạo ra hệ thống chính trị bình đẳng hơn để giải quyết hiệu quả những vấn đề cấp bách.
Kabalan cho rằng chỉ khi đó IS mới bị đánh bại, không chỉ về mặt lực lượng mà quan trọng hơn là hệ tư tưởng. Tới lúc đó, Mỹ mới có thể rút khỏi khu vực mà không để lại khoảng trống an 🍌ninh, tạo thời cơ cho các cuộc nổi dậy vũ trang tái xuất hiện, gieo ꦰrắc kinh hoàng cho người dân địa phương.
Ánh Ngọc (Theo Al Jazeera)