Tổng thống Mỹ Donald Trump lâu nay vẫn phàn nàn rằng sai lầm của những lãnh đạo đời trước đã đẩy ông vào một "mớ hỗn độn" khi x🔴ử lý vấn đề hạt nhân Triều Tiên, đồng thời tuyên𒅌 bố sẽ không tái phạm chúng.
Hôm 29/5, Trump thông báo hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã được khôi phục và sẽ diễn ra theo đúng kế hoạch ban đầu, một tuần sau khi người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố hủy bỏ nó. Giới phân tích nhận định đây chính là giây phút đánh dấu bước đi của Trump trên con đường cũ từng dẫn tới thất bại của cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton trong nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên gần 1/4 thế kỷ trước, theo New York Times.
Thay vì kiên quyết với lập trường yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa ngay lập tức, Trump lại mở cánh cửa cho một quá trình đóng băng chương trình hạt nhân lâu dài với những tuyên bố mơ hồ về giải giáp vũ khí. Đây về cơ bản chính là thỏa thuận mà cựu tổng thống Clinton đạt được với cố lãnh đạo Triều 𝄹Tiên Kim Nhật Thành vào năm 1994.
Thay vì cảnh báo tiếp tụ🍸c gây sức ép lên Bình Nhưỡng bằng các lệnh trừng phạt cho đến khi Kim Jong-un chịu khuất phục, Trump sau cuộc gặp với Phó chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong-chol tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, lại nói rằng ông không muốn tiếp tục dùng cụm từ "gây áp lực tối đa" vốn được Tổng thống Mỹ và các cố vấn sử dụng rộng rãi suốt năm qua.
Và thay vì tập trung toàn lực vào chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên, Trump lại gợi ý rằng kết quả hữu hình quan trọng nhất của cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với lãnh đạo Triều Tiên là một hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Ý tưởng này từng xuất hiện trong tuyên bố chung năm 2005 giữa cựu tổng thố꧂ng Mỹ George W. Bush với cố lãn🧜h đạo Triều Tiên Kim Jong-il và cũng thất bại.
Những so sánh trên khônܫg hoàn toàn chính xác bởi tình hình bán đảo Triều Tiên hiện nay phức tạp và tiềm ẩn rủi ro hơn nhiều so với trong quá khứ. Bình Nhưỡng giờ đây đã làm chủ công nghệ chế tạo bom nguyên tử và đủ năng lực sản xuất ra những tên lửa có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.
Tuy nhiên, phát biểu của Trump hôm 29/5 vẫn là chỉ dấu rõ ràng nhất cho thấy꧂ cách ông sẽ đàm phán với lãnh đạo Triều Tiên và nó khá giống với con đường mà cựu tổng thống Clinton và Bus🎶h đã đi.
"Câu hỏi đặt ra là: Liệu Trump có biết những việc ông đang làm đã được thực hiện trong quá khứ hay không và rằng nó không phải một bước đột phá mang tính lịch sử?", Victor🔴 D. Cha, nhà ngoại giao từng tham gia đàm phán với Triều Tiên dưới thời tổng thống Bush, bình luận.
Vết xe đổ
Trump chắc chắn là tổng thống Mỹ đi xa nhất trong nỗ lực đàm phán với Triều Tiên. Giới chức Nhà Trắng vẫn khẳng định có được kết quả trên là nh𝄹ờ ông tập trung vào các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt cùng những lời đe dọa hành động quân sự cứng rắn với Bình Nhưỡng, giúp Washington giành đòn bẩy lợi thế.
Nhưng vài ngày qua, với nỗ lực thuyết phục Triều Tiên giữ hội nghị thượng đỉnh t☂heo đúng kế hoạch, Trump đang liều lĩnh đi vào "vết xe đổ" c﷽ủa cựu tổng thống Clinton: Tạo thêm thời gian cho lãnh đạo Triều Tiên xoay xở và thích ứng rồi dần tìm cách khởi động trở lại chương trình hạt nhân.
Theo những chuyên gia từng tham gia các cuộc đàm phán với Triều Tiên, hành động nhượng bộ của Trump là dấu hiệu về việc ông đã nhận thức được các thực tế khó khăn khi xử lý một chính phủ bị bao phủ bởi những hoài nghi và mơ hồ gắn kết chặt chẽ với ಞlá chắn hạt nhân.
"Trump đang bị nhốt trong một chiếc hộp", Cha nhận xét. "Bởi nếu mọiꦰ thứ không suôn sẻ vàꦿ ông muốn quay trở lại áp đặt trừng phạt lên Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc có thể sẽ không làm theo".
Hà🍸n Quốc, Trung Quốc và Nga hiện đều sẵn sàng nối lại các viện trợ về kinh tế và thương mại cho Triều Tiên, thậm chí trước cả khi Bình Nhưỡng đặt bút ký vào thỏa𓆏 thuận từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tổng thống Mỹ dường như cũng đã lưu ý tới mối nguy hiểm này. Ông phàn nàn về các cuộc gặp gần đây giữa lãnh đạo Triều Tiên và Nga - Trung, bày tỏ lo ngại chúng có thể ảnh hưởng tới nỗ lực đàm phán với Bình Nhưỡng. Trong khi tái khẳng định cam kết gây áp lực lên Triều Tiên, Trump đồng thời làm dấy lên câu hỏi về việc quyết tâm của ông mạnh mẽ đến đâu, bình luận viên Mark Landler và E. Sanger từ New York Times đánh giá.
"Mọi thứ sẽ được duy trì như hiện nay", Trump nói trước báo giới về các lệnh trừng phạt sau cuộc gặp với khách mời từ Triều Tiên, cựu tướng tình báo Kim Yong-chol. "Tôi thậm chí không muốn dùng từ 'áp lực tối đa' nữa... vì chúng ta đang đi đúng hướng. Các bạn hãy nhìn vào ✨mối quan hệ mà xem".
T🐓rump chưa thể làm rõ sự thay đổi ông nhắc tới là về bản chất các lệnh trừng phạt hay chỉ nằm ở cách ông miêu tả chúng. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng hành động của Tổng thống Mỹ đang xô đổ những đòn bẩy lợi thế mà Washington đã đạt được từ trước tới nay.
"Trump đang dần bước vào những tình huống từng xảy ra trước đây nhưng༺ không có cả đòn bẩy mà các chính quyền tiền nhiệm đã tạo ra lẫn đòn bẩy mà chính quyền ông tạo ra được trong năm 2017", Daniel R. Russel, cựu cố vấn của tổng thống Barack Obama về vấn đề Triều Tiên, cho hay.
The🎐o Christopher R. Hill, người dẫn đầu các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng dưới thời chính quyền Bush, Tổng thống Trump dường nh♌ư đồng ý gặp thượng đỉnh mà không có bất kỳ điều kiện nào về giải giáp vũ khí hạt nhân Triều Tiên hay cam kết bắt đầu quá trình "tìm hiểu" vấn đề này.
Dù vậy, một số 🤡chuyên g🥂ia đàm phán cho rằng Trump thực tế đã biết cách hơn trong việc xử lý những vấn đề phức tạp liên quan đến cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên. Theo họ, một hội nghị thượng đỉnh với Bình Nhưỡng vẫn là hy vọng tốt nhất giúp tránh kịch bản chiến tranh bùng phát.
"Cách để đạt được những thỏa thuận có lẽ không nằm ở việc thúc ép Triều Tiên giải giáp vũ kh🌟í ngay lập tức theo mô hình Libya. Thay vào đó, cần𒉰 ngăn chặn rồi từng bước dỡ bỏ chương trình hạt nhân Triều Tiên theo cách khiến chúng ta tin tưởng được rằng họ không gian lận", Joel S. Wit, chuyên gia về Triều Tiên từng góp mặt trong các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng dưới thời chính quyền Bush, đánh giá.
"Con đường duy nhất để làm điều này l𝐆à giải quyết những mối quan ngại của họ, chẳng hạn như một hiệp ước hòa bình", Wit nhấn mạnh. "Đó không phải kịch bản lý tưởng nhất nhưng là cách thức những cuộc đàm phán nên diễn ra. Đó không phải sự đầu hàng có điều kiện của một bên mà là chiến thắng cho cả hai bên".