Trong cuộc họp đặc biệt về ಞchủ nghĩa đa phương tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 14/12, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar kêu gọi các bên "thảo luận thẳng thắn" để làm rõ "trật tự toàn cầu phản ánh ch𝔍ính xác nhất thực tế đương đại".
Tuyên bố được Ngoại trưởng Jaishankar đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ đang nỗ lực vận động cải cách để có một ghế ủy viên thường trực tại HĐBA. Anh, Pháp và Các Tiểu 🥀vương quốc Arab Thống nhất (UAE) cũng cam kết ủng hộ nỗ lực này của Ấn Độ.
Tuy nhiên, đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Trương Quân đã không đề cập đến đề xuất của Ấn Độ, thay vào đó thúc giục HĐBA "có những biện pháp đặc biệt nhằm đáp ứng các mối quan tâm và tăng ൩cường tính đại diện của châu Phi"ღ tại cơ quan này.
HĐBA là một trong 6 cơ quan chính của LHQ, có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chấp nhận các thành viên mới và phê chuẩn thay đổi với Hiến chương LHQ. Quyền hạn của cơ quan này bao gồm thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, các biện pháp trừng phạt quốc tế và phê chuẩn hành động quân sự thông qua các nghị quyết, theo Geopolitical Monitor.
Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra quyết định mang tính khuyến nghị, các nghị quyết của HĐBA mang tính ràng buộc, tất cả thành viên LHQ có trách nhiệm tôn trọng và thi hành. Vì vậy, HĐBA được coi là cơ quan quyền lực nhất của LHQ.
Cơ quan này gồm 15 thành viên, trong đó Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Mỹ là các ủy viên thường trực. 5 quốc gia này có quyền phủ quyết bất kỳ ng♍hị quyết nào, trong khi 10 thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết, nhưng được quyền tranh luận và bỏ phiếu cho các nghị quyết.
Ấn Độ đang là thành viên không thường trực giữ vai trò chủ tịch HĐBA trong tháng 12. Trung Quốc lဣà ủy viên thường trực duy nhất của HĐBA chưa từng ủng hộ nỗ lực của Ấn Độ trở th𝄹ành thành viên thường trực của cơ quan này.
Trong cuộc họp đặc biệt về chính sách chống khủng bố toàn cầu một ngày sau đó, Ngoại trưởng𝓰 Ấn Độ Jaishankar cáo buộc Trung Quốc đang ngăn cản nỗ lực của New Delhi trong việc liệt một số công dân Pakistan vào danh sách khủng bố.
Những người này là thành viên nhóm vũ trang Lashkar-e-Taiba ở Pakistan mà Ấn Độ cho là đứng sau vụ khủng bố 𝓡đẫm máu khiến 166 người thiệt mạng tại Mumbai ngày 26/🎶11/2008.
Ông Jaishankar cho rằng các nền tảng đã phương đang bị "lạm dụng để biện minh và bảo vệ thủ phạm gây ra vụ tấn công", chỉ trích "một số thành viên" HĐBA đã trì hoãn "các đề xuất dựa trên b♕ằng chứng mà không có lý do thỏa đáng".
"Làm sao chúng ta có thể đối phó với tiêu chuẩn kép, cả trong và ngoài Hội đồng này?", Ngoại trưởng Jaishankar nói. "Chúng ta không thể để một vụ như 11/9 ở New York hay 26/11 ở Mumbai xảy ra lần nữa".
Ông Trương Quân phản bác bằng cách yêu cầu "tất cả các bên" từ bỏ "tính toán địa chính trị và khuynh hướng ý thức hệ một chiều" trong đối phó chủ nghĩa k🃏hủng bố. Ông Trương cho rằng Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) mới là nhóm khủng bố đáng lo ngại nhất.
ETIM là phong trào đòi ly khai của người Duy Ngô Nhĩ mà Trung Quốc cáo buộc đã thúc đẩy "bạo lực tôn giáo cực đoan" ở Tân Cương và đã bị LHQ liệt vào danh sách khủng bố. Mỹ đã loại ETIM khỏi danh sách khủng bố năm 2020 vì "không có bằng chứng đáng tin cậy" cho thấy nhóm này tiếp tục hoạt độn༒g.
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar đã rời khỏi phòng họp trước khi ông Trương phát biểu, chỉ quay lại sau khi😼 đại diện Trung Quốc trình bày ý kiến xong.
Ông Trương cho biết Bắc Kinh "lấy làm tiếc rằng một số quốc gia đang chính trị 𒊎hóa và công cụ hóa vấn đề chống khủng bố🐻, theo đuổi tiêu chuẩn kép" khiến "hợp tác chống khủng bố toàn cầu suy yếu".
Bên lề hai hội nghị tại HĐBA, Pakistan cũng tham gia màn "khẩu chiến" với Ấn Độ. Ngoại trưởng Pakistan Bilawal Bhutto Zardari ngày 15/12 cho rằng﷽ Ấn Độ ngăn cản "tranh luận cởi mở và toàn diện" 𒁃về chủ nghĩa khủng bố tại HĐBA. Ông còn cáo buộc "một nước láng giềng" đã "tài trợ và dung dưỡng chủ nghĩa khủng bố" nhằm cản trở Pakistan tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Ấn Độ và Pakistan là hai quốc gia láng giềng luôn trong tình trạng căng thẳng do yếu tố lịch sử. Anh rút khỏi thuộc địa Ấn Độ vào năm 1947, dẫn đến việc nơi này chia tách thành hai quốc gia gồm Ấn Độ, nơi đa số người theo đạo Hindu sinh sống và Pakistan, nơi đa số người Hồi giáo 𒆙sinh sống. Xung đột vũ trang đã nổ ra ba lần giữa hai bên kể từ năm 1947.
New Delhi từ lâu phản đối Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan, thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường do Bắc Kinh hậu thuẫn tại khu vực tranh chấp Kashmi🦄r.
Sau khi Ngoại trưởng Ấn Độ cho rằng Pakistan 🌊là "trung tâm của chủ nghĩa khủng bố", ông Bhutto đáp trả bằng tuyên bố: "Ông không th💟ể bịt miệng chúng tôi chỉ vì Osama bin Laden được phát hiện ở Pakistan".
Bin Laden, người 🉐sáng lập tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Qaeda, đã bị lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt ở Pakistan trong chiến dịch đột kí🐟ch năm 2011. "Thực tế là bin Laden đã chết và ông ta không đại diện cho người dân Pakistan", Ngoại trưởng Bhutto nhấn mạnh.
HĐBA đa⛦ng tiến hành ngày họp thứ ba vào hôm nay tại trụ sở LHQ ở New York, Mỹ, thảo luận về cuộc xung đột Ukraine.
Đức Trung (Theo SCMP)