Tôi mua vài tờ, tặng lại bà một vé.
Bà Tư đã ngoài 70, quê ở một tỉnh miền Trung, vào đây thuê trọ gần nhà tôꦐi để đi bán vé số dạo nhiều năm nay.
Hồi đầu còn khỏe, bà thường đi xa. Hai năm qua, chứng đau chân và nhiều bệnh người già trở nặng, bà quẩn quanh bán ở các quán ăn, quán cà phê trong khu phố. Mỗi ngày bà nhận 100 tờ. Nếu bán hết, bà kiếm được 110.00🥀0 đồng gói ghém trả tiền trọ, ăn uống dè xẻn. Không đủ sức bán tất cả các ngày, tháng nào đau nhiều quá, bà cũng vẫn gượng kiếm được hơn một triệu, để "không phiền lụy đến con".
Bà cầm tờ vé tôi tặng, tần ngần một lúc rồi cảm ơn. Ngày nào cũng vậy, kể cả những ngày may mắn bán hết sớm, bà cũng sẽ giữ lại cho mình ít nhất một tờ để "trúng độc đắc cái là ngh🦹ỉ hẳn".
Nhưng bao năm qua, giải lớn nhất bà từng trúng là 3 triệu đồng. Ch🤡ưa nghỉ được.
Nói chuyện với tôi, bà Tư hay nhắc đến từ "nghỉ hẳn", chứ "hưu non" thì bà đã từng. Thời trẻ, bà Tư là công nhân nông trường mía, được đóng bảo hiểm xã hội. Như🎃ng rồi nông trường giải thể, bà được giải quyết chế độ một lần. Chỗ "một l𒀰ần" đấy nhanh chóng "bay hơi" với ba đứa con tuổi ăn tuổi lớn. Giờ thì "nước mắt có bao giờ chảy ngược, hơn nữa đứa nào cũng khó, còn phải lo gia đình riêng".
Bà Tư nằm trong khoảng 9,6 triệu người đã hết tuổi lao động theo luật định nhưng không/chưa có bất kỳ khoản trợ cấp nào như lương hưu, trợ cấp bảo hiểm 🧸xã hội hàng tháng (dành cho người có quá trình đóng Bảo hiểm🧔 xã hội) hoặc hưu trí xã hội (dành cho người đủ 80 tuổi từ nguồn ngân sách), theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vào năm 2022.
Thu nhập của người già Việt Nam chủ yếu đến từ bốn nguồn, trong đó 38% do con cái hỗ trợ, 29% nhờ tiếp tục làm việc để kiếm sống, 15% hư𝕴ởng hưu trí (từ quỹ Bảo hiểm xã hội) và 10% nhận trợ cấp xã hội (từ ngân sách), theꦫo khảo sát của Bộ Y tế, Viện nghiên cứu Y - Xã hội học và Ngân hàng Phát triển châu Á.
Hàng triệu người già không trợ cấp là một vấn đề của lịch sử khi suốt gần 30 năm Việt Nam mở rộng chính sách Bảo hiểm xã hội ra khối ngoài Nhà nước, nhưng không phải ai cũng được luật cho phép tham gia để về già có lương hưu. Họ có thể là nông dân🌠, người buôn bán nhỏ, làm việc 🍷tự do... những người không có hợp đồng lao động chính thức trong một tổ chức.
Mãi đến năm 2008, luật mới có thêm chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện dành cho nhóm này với mục tiêu có nhiều người hơn cùng đóng góp khi còn trẻ để được nhận lương hưu khi về già. Tuy nhiên, lượng người tham gia không nhiều bởi nhiều nguyên nhân, một phần do chính sách chưa đủ hấp dẫn. Ngoài ra, nhiều người vốn thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã rút một lần, theo chính sách gần như chỉ Việt Nam áp dụng.
"Chưa biết bao giờ thân này mới được nghỉ hẳn", bà hỏi, b♋iết rằng khó mà trông chờ vào vận may của vé số.
Tôi nhẩm tính, bà Tư nay 72 tuổi, theo luật Bảo hiểm xã hội mới được Quốc hội thông qua hôm 29/6, ba năm nữa, bà đủ tu🍷ổi nhận trợ cấp hưu trí xã hội với số tiền 500.000 đồng mỗi tháng, và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.
Nghe vậy, bà kéo ghế ngồi sát lại, hỏi dồn "thật không?".🦩 Sau khi được giải thích cặn kẽ, khuôn mặt nhăn nheo của bà giãn ra, "vậy ba năm nữa 🌄già về quê, không tốn tiền trọ, rau cháo qua ngày, nghỉ hẳn".
Tôi chưa hình dung được bà sẽ "nghỉ hẳn" thế nào với 500.000 đồng mỗi tháng nhưng "có còn hơn không". Trong phạm vi ngân sách còn hạn hẹp, lo được từng đấy cũng là một nỗ lực lớn của Chính phủ. Bởi theo tính toán, khi hạ độ tuổi hưởng hưu trí xã hội xuống 5 năm, từ 80 xuống 7🐲5, sẽ có thêm 700.000 người cao tuổi vào hệ thống, tương đương mỗi năm ngân sách chi thêm 7.100 tỷ đồng (gồm cả ꦯtrợ cấp hàng tháng, bảo hiểm y tế miễn phí, trợ cấp tử tuất...).
Cùng với hạ độ tuổi hưởng hưu trí xã hội, trong Luật Bảo hiểm xã hội vừa thông qua, nhiều hạn chế đã dần được khắc phục: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được mở rộng ra nhiều nhóm; Thêm chế độ cho người tham gia tự nguyện; Những ngườꦓi bắt đầu vào hệ thống từ thời điểm luật có ꦏhiệu lực (1/7/2025) sẽ chỉ được rút một lần trong một số tình huống nhất định như bệnh hiểm nghèo, ra nước ngoài định cư, hết tuổi lao động nhưng chưa đủ năm tối thiểu hưởng lương hưu... Các chính sách này được đánh giá là phù hợp với các công ước và tiêu chuẩn của quốc tế.
Đây đều là những nỗ lực của Nhà nưಞớc khi xây dựng chính sách, với kỳ vọng tương lai sẽ bớt đi những người già khốn khó như bà Tư.
Luật đã sửa những quy định không còn phù hợp, điều quan 🦄trọng bây giờ là nhận thức và cách ứng xử của mỗi người với tương lai của chính mình. Một người có thể từ chối tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc chọn cách rút một lần và rời hệ thống; nhưng không ai chối bỏ được tuổi già, rủi ro sức khỏe🅠, tài chính.
Được nghỉ ngơi khi♓ hết tu𝕴ổi lao động hay phải tiếp tục bươn chải, trông chờ vào vận may vé số như bà Tư là phụ thuộc vào lựa chọn của mỗi người từ hôm nay.
Lê Tuyết