Theo SCMP, cuộc đàm phán diễn ra tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản, đại diện hai nước dự ki🦩ến sẽ kết thúc đàm phán hôm nay và khởi động cơ chế quản lý khủng hoảng hàng hải vào cuối năm.
Vòng đàm phán mới nhất bao gồm đại diện bộ quốc phòng và hải quân hai nước, Tetsuo Kotani, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Viện Quan hệ quốc tế Nhật tham gia chuẩn bị vòng đàm phán lần này, cho🐈 biết hai bên sẽ tìm cách để hoàn thiện chi tiết cơ chế quản lý khủng hoảng, ví dụ như thành lập đường dây nóng giữa bộ quốc phòng hai nước, sử dụng tầ🐭n số vô tuyến chung giữa tàu và máy bay hai nước.
Trung Quốc quan tâm tới thiết lập cơ chế các chuyến bay quân sự, nhưng Nhật Bản lại muốn tập trung vào các hoạ⛄t động hàng hải trước và mở rộng cơ chế bay sau.
Bộ Quy tắc ứng xử cho những❀ đụng độ bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận quốc tế mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều thông qua, sẽ được sử dụng như một hệ thống báo hiệu chung giữa tàu hải quân hai nước gần quần đảo tranh chấp, ông Kotani c🎐ho biết.
Ngoài ra, Công ước về các quy định quốc tế phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG) cũng sẽ được sử dụng và có thể áp dụng cho tàu hải quân và tàu dân sự hai nước.
Căng thẳng giữa hai nước gia tăng từ năm 2012 khi Tokyo quốc hữu hóa ba hòn đảo trong quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu tuần duyên và phi cơ của Trung Quốc cũng thường xuyên di chuyển gần vùng biển tranh✱ chấp, làm dấy lên lo ngại rằng các vụ đụng độ có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột nghiêm trọng.
Hồng Hạnh