Bộ Công an Trung Quốc năm ngoái phát động c꧅hiến dịch "săn cáo", điều tra các quan chức bỏ trốn ra nước ngoài. Tính đến nay, hơn 500 người bỏ trốn, mang theo hơn 3 tỷ nhân dân tệ (gần 500 triệu USD) tài sản ra nước ngoài🌃 đã bị đưa trở lại Trung Quốc.
Theo SCMP, Ủy ban𝓰 kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm qua đăng một bài viết trên trang web cho biết, chiến dịch "săn cáo" do Văn phòng Hồi hương tị nạn va🦩̀ Thu hồi tài sản chịu trách nhiệm, bao gồm quan chức của CCDI, tư pháp và công tố viên, Bộ Ngoại giao, Bộ An ninh quốc gia, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.
Hồi tháng 1, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường giám sát tài sản các quan chức tham nhũng chuyển ra nước ngoài bất hợp pháp thông qua hệ thống sòng bạc ở Macao. Sau khi chuyển tài sản thành công, các tham quan này bỏ trốn sang Mỹ, Canada và Aus🌳tralia để tránh bị trừng trị.
"Khi một dòng vốn đáng ngờ chảy ra nước ngoài qua casino được phát hiện, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ nhanh chóng thông báo và cung cấp thông tin tình báo cho chúng tôi để điều tra thêm", China Daily dẫn lời một quan chức cấp cao.
Một trong những vấn đề khó khăn nhất chiến dịch gặp phải là lần theo dấu vết những tên tội phạm ở Mỹ, Australia và🍨 Canada, những quốc gia không có hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc và do đó, là điểm đến hấp dẫn với quan chức bỏ trốn.
Theo đó, trong một 🐲số vụ, Trung Quốc sẽ cho điều tra viên đi thuyết phục những kẻ chạy trốn về nước, nhưng cũng có vụ, họ sẽ cung cấp bằng chứng về hoạt động tội phạm cho nước chủ nhà để hồi hương những người nhập cư bất hợp phápཧ trực tiếp hoặc thông qua nước thứ ba.
CCDI cho biết tài sản bất hợp pháp được chuyển về nước qua nhiều đường khác nhau, từ việc thực thi các thỏa thuận luật pháp song phương, đến kiện ra tòa án dân sự địa phương, áp dụng luật tịch biên tài sảnꩲ phạm tội ở nước ngoài hoặc ở Trung Quốc. Một biện pháp nữa là thỏa thuận với các nghi phạm hoặc gia đình nghi phạm trả lại những tài sản bất chính.
Báo Financial Times có trụ sở tại London, Anh, đưa tin Vương Kỳ Sơn, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, người đứng đầu CCDI sẽ đến Mỹ. Tờ báo dẫn 🤪lời các nhà phân tích cho rằng, nếu ông Vương đến Mỹ với tư cách là người đứng đầu CCDI, rất có thể ông định tìm kiếm sự giúp đỡ của Washington để xử lý những kẻ đào tẩu.
Chính phủ các nước phương Tây từ lâu đã miễn cưỡng bàn giao nghi phạm cho Trung Quốc vì sự thiếu minh bạch trong hệ thống tư pháp nước này. Nhưng Trung Quốc đã gây áp lực lên Mỹ, Australia và Canada để đưa những kẻ chạy trốn ra tòaꦿ án.
෴ Trước khi trở thành người đứng đầu CCDI, ông Vương đóng vai trò rất quan trọng trong quan hệ kinh tế Mỹ-Trung. Ông chủ trì Diễn đàn Chiến lược và Kinh tế tổ chức hai năm một lần, quy tụ nhiều nhà ngoại giao hàng đầu của hai nước, cũng như các quan chức tài chính và thương mại.
Báo cáo của CCDI cho biết Shilian Zhao, vợ cũ của một cựu quan chức bỏ trốn đã bị bắt giữ ở bang Washington hôm 17/3, không được bảo lãnh và bị cáo buộc gian lận nhập cư và rửa ti♛ền.
Công tố viên liên bang Mỹ buộc tội Zhao và Jianjun Qiao kết hôn giả và nói dối về nguồn tài sản cá nhân để có được thị thực Mỹ thông qua chương trình nhà 𝄹đầu tư nhập c꧙ư. Ngoài ra, họ còn bị cáo buộc những tội danh khác.
Theo IB Times, có khoảng 18.000 quan chức Trung Quốc đã chạy trốn khỏi đất nước trong vòngꦜ 20 năm qua, mang theo số tiền tham nhũn൲g khoảng 129 tỷ USD.
Chiến dịch "săn cáo" diễn🔯 ra cùng lúc với việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", chống lại nạn tham nhũng trong hàng ngũ đảng Cộng sản, quân đội và quan chức chính phủ nước này.
Hồng Hạnh