Theo nguồn tin từ quan chức 4 nước thành viên Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), lãnh đạo Australia, Malaysia, New Zealand và có thể mộ🐼t số nước khác đã có các cuộc đối thoại về mặt kỹ thuật với người đồng cấp Trung Quốc về chi tiết của Hiệp định CPTPP.
Trước đó, tháng 2/2021, Trung Quốc cũng từng thông báo đã có các cuộc đối thoꩲại không chính thức với một số thành viên thuộc CPTPP, tuy nhiên không công bố chi tiết. Hiện chưa rõ tiến độ chuẩn bị cho việc gia nhập hiệp đinh này của Trung Quốc đã được thực hiện đến đâu, nhưng nhiều người cho rằng, Bắc Kinh đang nghiêm túc muốn tham gia CPTPP.
Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra nhiều bình luận công khai về ý đ✃ịnh gia nhập CPTPP của nước này.
"Trung Quốc hẳn đã không đưa ra tuyên bố về việc gia nhập CPTPP nếu họ không thực sự nghiên cứu kỹ các khía cạnh của hiệp định", sáng lập kiêm giám đốc điều hành🐼 của Trung tâm Thương mại châu Á (ATC) tại Singapore, bà Deborah Elms bình luận.
Trước đây, tiền thân của hiệp định CPTPP là TPP đã được Mỹ coi như một khối kinh tế quan trọng nhằm cân bằng với sức mạnh ngày một tăng dần của Trung Quốc. Cựu Tổn🐼g thống Mỹ Barack Obama năm 2016 từng nói rằng, Mỹ chứ không phải Trung Quốc nên viết lại quy tắc thương mại khu vực. Nhưng người kế nhiệm của ông là Donald Trump đã rút khỏi hiệp định này năm 2017. Khi Mỹ rút đi, Nhật trở thành nước đi đầu quá trình điều chỉnh và sau đó đổi tên, đồng thời ký kết thành công hiệp định vào năm sau đó.
Đầu tháng 3/2021, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc – ông Wang Wentao, tuyên bố Bắc Kinh đã chuẩn bị nhiều và đã có các cuộc𒐪 tiếp xúc không chính thức. "Chúng tôi sẽ nỗ lực hơn nữa trong vấn đề này", Bộ trưởng Thương mại Trung🎀 Quốc nói, nhưng ông không cung cấp thêm thông tin về diễn biến các cuộc đối thoại.
Nhiều nước thành viên CPTPP hiện phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc. Thế nhưng, việc Trung Quốc có hình ảnh không thực sự đẹp trong quan điểm của nhiều nước có thể khiến chính phủ các nước này khó đồng ý cho Trung Quốc🅺 gia nhập CPTPP. Ngoài ra, nhiều người còn lo lắng về các vấn đề trong sử dụng lao động tại Trung Quốc, doanh nghiệp nhà nước và sự đối đầu kinh tế với Mỹ. Tất cả những yếu tố này có thể tạo ra rào cản với việc Trung Quốc trở thành thành viên của CPTPP.
Đồng thời, nó cũng cần đến sự đồng thuận của 11 nước thành viꦚên CPTPP mà trong đó bao gồm Australia, Canada, Nhật và một số nước đồng minh của Mỹ. Quan hệ của Trung Quốc với không ít nước trong nhóm kể trên gần đây đã có những thách thức.
Khả năng Bắc Kinh chính thức nộp hồ sơ gia nhập sẽ còn xa bởi chính phủ các nước thành viên đang cân nhắc đến các yêu cầu. Nhiều cơ quan bộ ngành thuộc chính phủ Trung Quốc, tổ chức n♕ghiên cứu và giới học giả đang phân tí♑ch rất kỹ những điều kiện của CPTPP và cả quan điểm của chính phủ các nước thành viên trong khối.
Không ít người hoài nghi về khả năng Trung Quốc đáp ứng được các đòi hỏi của khối, đặc biệt�🗹� các quy định liên quan đến lao động, thu mua hàng hóa, doanh nghiệp nhà nước, trợ cấp, thương mại điện tử và chuyển dữ liệu liên biên giới.
Ngoài ra, Nhật ꧋Bản - nước có nền kinh tế quy mô lớn nhất trong nhóm nước thuộc CPTPP và là chủ tịch của hiệp định năm nay - dường như không mấy hào hứng với việc Trung Quốc làm thành viên của nhóm.
Theo hai quan chức Nhật giấu tên, trước khi nước này cân nhắc đến việc Trung Quốc gia nhập CPTPP, Nhật tin rằng các cuộc đối thoại cần được thực hiện dựa trên nền t🀅ảng thỏa thuận thương mại tự do ba bên với Hàn Quốc và Trung Quốc được xâyꦫ dựng dựa vào RCEP.
Các cuộc đàm phán ba bên đó không đạt được nhiều tiến bộ những năm gần đây trong bối cảnh bất đồng ไgiữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, Nhật muốn xem cách Trung Quốc thực hiện các lời hứa của mình trong khuôn khổ RCEP trước khi xem xét bất kỳ thỏa thuận thương mại mới nào.
Nếu Trung Quốc thực sự gia nhập CPTPP,𝔉 họ sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất trong hiệp định và củng cố hơn nữa vị thế trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực. Bắc Kinh cũng đang dẫn đầu Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tuy nhiên việc gia nhập CPTPP sẽ cần đến sự nhượng bộ nhiều hơn nữa từ phía Trung Quốc.
Diệu Thanh (theo Bloomberg)