Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Phạm vi điều chỉnh không bao gồm bảo hiểm và các khoản thu nhập ngoài 🐟lươn🦩g.
Những hợp đồng ký trước ngày 1/1 cũng sẽ không nằm trong phạm vi điều chỉnh. Điều này có nghĩa hai trong 10 cầu thủ hưởng lương cao nhất🐭 thế giới, Oscar (CLB Shanghai SIPG) và Graziano Pelle (Shandong Luneng) sẽ tiếp tục nhận lần lượt 27 triệu USD và 20,7 triệu/năm.
Theo Chủ tịch CFA Ch♔en Xuyuan, quy định ra đời nhằm ngăn các CLB chi quá nhiều tiền. "Các CLB của chúng tôi đã đốt quá nhiều tiền và nền bóng đá chuyên nghiệp﷽ không được tiến hành một cách bền vững. Nếu chúng tôi không hành động đúng, tôi sợ nó sẽ sụp đổ", vị Chủ tịch cho biết.
Cũng theo 🍸lộ trình điều chỉnh, trong năm 2020, CFA sẽ giới hạn tổng mức chi của mỗi CLB dự giải vô địch Trung Quốc là 157 triệu, trong đó có 60% dùng để trả lương. Năm 2021, giới hạn sẽ là 129 triệu, với 55% dùng để trả lương.
CFA cũng thôngꦕ báo tăng số cầu thủ nước ngoài cùng vào sân trong một trận từ ba lên bốn n🗹gười.
Phản ứng về quy định mới, một số CLB giàu có cho rằng, rất khó 💧để điều chỉnh ngân sách. Trong khi đó, nhóm CLB nhỏ ca ngợi việc áp dụng mức lương trần với cầu thủ nước ngoài sẽ có lợi cho sự phát triển lâu dài.
Đây 🐟không phải là lần đầu Trung Quốc cố hạn chế mức chi tiêu của các CLB. Năm 2017, nước này từng ra quy định đánh thuế 1ﷺ00% đối với lương cầu thủ nước ngoài vượt quá 6,4 triệu USD mỗi năm.
Các CLB Trung Quốc bắt đầu nổi lên từ giữa thập kỷ trước, khi vung tay chiêu mộ nhiều ngôi sao hàng ﷽đầu. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình từng đặt mục tiêu trở thành cường quốc bóng đá năm 2050.
Thanh Quý (theo AS)