"Các hành động phá giá và trợ cấp của Australia đã 💫gây thiệt hại đáng kể của ngành nông nghiệp nội địa", Bộ Tài chính Trung Quốc hôm nay cho♊ biết trong thông báo áp thuế trừng phạt nhằm vào lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Mức thuế 80,5% sẽ có hiệu lực t♏ừ ngày 19/5 và thời hạn lên tới 5 năm, gồm thuế chống bán phá 💯giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9%.
Bộ trưởng 🐓Thương mại Australia Simon ⭕Birmingham cho biết nước này "thất vọng sâu sắc" với quyết định áp thuế của Trung Quốc, đồng thời phản đối cáo buộc phá giá của Bắc Kinh.
Australia là nhà cung cấp lúa mạch lớn nhất cho Trung Quốc với tổng trị giá xuất khẩu lên tới 1,3 tỷ USD/năm. Quan chức g🐲iấu tên trong chính quyền Australia thừa nhận nước này không có nhiều thị trường thay thế ngoài Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh có thể chuyển sang nhi🥂ều nhà cung cấp khác như Pháp, Canada, Argentina và một số nước châu Âu.
Chính phủ Trung Quốc tuần trước ngừng n💙hập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp lớn của Australia, trong bối cảnh hai nước căng thẳng sau khi Canberra kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc nCoV. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố quyết định là do các công ty Australia vi phạm yêu cầu về kiểm tra, kiểm dịch và nhãn mác, không liên quan đến tranh cãi về điều tra Covid-19.
Australia gần đây cũng tỏ ra🌼 bức xúc với Mỹ khi nền kinh tế lớn nhất thế giới liên tục thúc đẩy giả thuyết nCoV đến từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, cho rằng cách tiếp cận kiểu "hãy nhằm vào Trung Quốc" của Mỹꩲ không giúp ích được gì.
Thủ tướng Australia Scott Morrison nhiều lần khẳꩵng định việc theo đuổi cuộc điều trജa của nước này chỉ nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, ngăn chặn sự bùng phát một đại dịch khác trong tương lai.
Quân đội Mỹ và Ngũ Nhãn, liên minh tình báo 𒁏5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada, đưa ra nhận định꧋ cho rằng nCoV không phải virus nhân tạo hoặc được biến đổi gene. Họ cũng hoài nghi giả thuyết được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy rằng nCoV lọt ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Vũ Anh (Theo Reuters)