T๊ổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tuần trước dẫn các dữ liệu t🐲heo dõi tàu thuyền cho biết lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có những hành vi quấy rối, cản trở hoạt động thăm dò dầu khí của Malaysia trên Biển Đông.
Theo AMTI, tàu hải cảnh Haijing 35111 của Trung Quốc ngày 10-27/5 tuần tra xung ཧquanh cụm bãi cạn Luconia ở Biển Đông, nơi có lô dầu khí SK 308 mà công ty Sarawak Shell có trụ ở ở Kuala Lumpur, Malaysia đã được cấp phép thăm dò.
Malaysia khẳng định cụm bãi cạn Lucon⛦ia nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và từ năm 2013 thường xuyên duy trì sự hiện diện quanh bãi cạn này. Công ty Sapura gần đây cho biết đã lắp đặt giàn khoan Sapura Esperanza tại một địa điểm thuộc cụm bãi cạn Luconia theo hợp đồng với Sarawak Shell.
Khi Malaysia điều hai tàu tiếp tế đến phục vụ giàn khoan vào ngày 21/5, tàu hải cảnh Trung Quốc đã chạy quanh khiêu khí🅺ch và tiếp cận hai tàu này trong phạm vi 80 m.
AMTI cho biết tín h𒅌iệu từ hệ thống nhận dạng tự động (AIS) cũng cho thấy hai tàu hỗ trợ xa bờ của Malaysia là Executive Excellence và Excutive Courage đã di chuyển giữa bờ biển nước này và lô dầu khí SK🍸 308 trong cả tháng 5. Ngày 21/5, tàu 35111 có hành động khiêu khích khá gần hai tàu Malaysia.
"Với các hành vi áp sát và khiêu khích này, nguy cơ va chạm bất ﷽ngờ có thể dẫn đến xung đột là rất rõ ràng", AMTI đánh giá.
Hôm 20/7, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo với tiêu đề "Sự áp bức của Trung Quốc với hoạt động dầu khí trên Biển Đông", bày tỏ quan ngại trước những báo cáo về việc Bắc Kinh có hành vi can thiꦏệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ "kiên quyết phản đối hành vi cưỡng chế và đe dọa từ bất kỳ bên nào nhằm khẳng định yêu sách lãnh thổ cũng như hàng hải của mình" và yêu cầu Trung Quốc "kiềm chế tham gia vào những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn".
Nguyễn Hoàng (Theo SCMP)