Mạng xã hội Trung Quốc🉐 tuần trước lan truyền hình ảnh mô hình oanh tạc cơ tàng hình nước này được thử nghiệm tr🎃ong một đường hầm gió. Một số chuyên gia cho rằng bức ảnh được chụp trong quá trình kiểm tra tính năng khí động học của thiết kế oanh tạc cơ tàng hình H-20 đang được Bắc Kinh phát triển.
Sự xuất hiện của mô hình này khiến nhiều người nghi ngờ Trung Quốc đã sao chép mẫu oanh tạc cơ tàng hình chủ lực B-2 của Mỹ, tương tự cáo buộc nước này đánh cắp tài liệu về siêu tiêm kích F-35 Mỹ để phát triển máy bay tàng hình nội địa J-20. "Điều dễ nhận thấy nhất là nó có v💙ẻ ngoài giống hệt máy bay B-2 Spirit", chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) hồi tháng 10/2018 xác nhận nước này đã hoàn tất phát triển oanh tạc cơ tầm xa mang tên H-20 có thiết kế và phạm vi hoạt động tương đương B-2 Mỹ. H-20 có thể đạt tầm bay 10.000 km, mang được 20 tấn vũ khí gồm bom và tên lửa hành trình với tầm bắn tới 2.000 km, cũng như một số vũ khí tương lai như tên 🌊lửa tàng hình GB-6A.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) khẳng định đây chỉ là một trong hai dự án oanh🥃 tạc cơ tàng hình được Trung Quốc theo đuổi, trong đó phiên bản H-20 chịu trách nhiệm tấn công chiến lược và mẫu JH-XX thực hiện các đòn công kích ch𝔍iến thuật.
"Dự án H-20 cho thấy ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc đang có những bước tiến lớn. Thiế༺t kế H-20 khác hoàn toàn với máy bay ném bom H-6 được phát triển từ mẫu Tu-16 Liên Xô. Thành công của chương trình H-20 sẽ giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới sở hữu công nghệ chế tạo oanh tạc cơ tàng hình", Rogoway nói.
Tuy nhiên, đây có thể không phải là thiết kế thực sự của H-20 mà chỉ là mô hình của chính 🍃dòng B-2 Spirit. Việc đánh giá tính năng ✤khí động học cơ bản trên máy bay Mỹ sẽ giúp Trung Quốc tự hoàn thiện các dự án như H-20.
"Bảo đảm khả năng kiểm soát máy bay lớn như B-2 ở trong nhiều điều kiện hoạt động khác nhau là vấn đề rất khó giải quyết. Trung Quốc đầu tư nhiều nguồn lực cho phi cơ không người lái (UAV) dùng thiết kế cánh bay (flying-wing), nhưng họ chắc chắn sẽ gặp hàng loạt thử thách khi muốn phóng to nền tảng này thành𓄧 một oanh tạc cơ có người lái", Rogoway đánh giá.
Thử nghiệm mô hình B-2 không chỉ được hỗ trợ cho dự án H-20 mà còn có thể bổ sung vào nền tảng kiến thức hàng không của Trung Quốc cho những chương trình máy bay tương lai. Các kỹ sư Trung Quốc cũng có thể tìm hiểu các thông số về mức độ phản xạ sóng rad🌊ar trên oanh tạc cơ tàng hình Mỹ, nhằm hỗ trợ phát triển các hệ thống cảnh giới chuyên đối phó máy bay B-2.
"Sự xuất hiện của mô hình trên 🧔không có nghĩa là mẫu H-20 hoàn chỉnh sẽ giống hệt B-2. Sao chép hình dáng của dòng Spirit là giải pháp bất thường, ngay cả với Trung Quốc. Họ có thể cải thiện khả năng tàng hình, tính năng bay ở độ cao lớn và đơn giản hóa thiết kế máy bay bằng cách không ứng dụng diềm đuôi hình răng cưa của oanh tạc cơ Mỹ", Rogoway nói.
Quân đội Mỹ từng tiêu tốn nhiều tiền chỉnh sửa dòng B-2 vì lo ngại Nga sꦕở hữu radar chuyên đối phó máy bay tàng hình. Họ đòi hỏi chiếc B-2 có khả năng bay thấp dưới tầm radar, bên cạnh khả năng hoạt động tầm cao. Để đáp ứng yêu cầu này, các nhà thiết k🥀ế phải chỉnh sửa khung thân máy bay, giảm trần bay từ 18 km xuống dưới 15 km. Khối lượng B-2 cũng bị tăng đáng kể, khiến tầm bay giảm và chi phí chế tạo đội lên so với kế hoạch.
"Trung Quốc có thể sao chép y hệt dòng B-2, nhưng hình ảnh tro✃ng hầm gió không đủ để chứng minh điều đó. Nó chỉ cho thấy Bắc Kinh đang tích cực nghiên cứu thiết kế cánh bay và oanh tạc cơ tàng hình. Những 🌠bức ảnh như vậy có thể xuất hiện vào hôm qua, nhưng cũng không loại trừ khả năng chúng được chụp từ nhiều năm trước", Rogoway đánh giá.
Lã Linh (Theo Drive)